Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2008

Khắc phục lỗi không xem được video vì thiếu codec

Bài viết đã được chuyển sang blog mới của mình tại:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/12/loi-khong-xem-uoc-video-vi-thieu-codec.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

Hướng dẫn lập một blog với Blogger

Bài này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ: http://tman75hd.blogspot.com/2008/12/huong-dan-lap-mot-blog-voi-blogger.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008

Ghost là gì? thế nào và tại sao?

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/12/ghost-la-gi-nao-va-tai-sao.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Lỗi NTLDR và cách khắc phục

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ: http://tman75hd.blogspot.com/2008/11/loi-ntldr-va-cach-khac-phuc.html Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2008

Folding@home (F@H, FAH) cho thế hệ mai sau

Tôi biết Folding@home (viết tắt là F@h hoặc FAH) từ trước đây, nhưng tôi đã không thực sự hiểu được ý nghĩa của nó lắm nên đã không tham gia ở thời điểm đó. Thời gian gần đây thì do một sự vô tình đọc lại một vài thông tin về y khoa nên tôi đã nhớ lại và tìm kiếm thông tin về dự án Folding@home. Sau khi hiểu kỹ hơn về ý nghĩa, tôi cảm thấy mình cần tham gia để có thể mong góp một sức lực nhỏ bé với chiếc máy tính của mình cho con người ở thế hệ mai sau - trong đó có con cháu và những hậu duệ của tôi.
Hình mô phỏng cấu trúc không gian của một protein [nguồn ảnh]

Folding@home là gì? Tại sao?

Folding@home (Folding At Home) là một phần mềm thuộc một dự án của trường Đại học Stanford thực hiện ở các máy tính khắp nơi trên thế giới để tính toán sự xoắn lại của các protein. Để hiểu được tại sao cần phải thực hiện FAH, xin hãy xem một số thông tin về sự xoắn lại của ptotein như dưới đây:

Theo các sách giáo khoa phổ thông thì: Protein (Protit hay còn gọi là "Đạm") là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axít amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein. (vi.wiki).

Giống như enzymes, proteins là thành phần căn bản thúc đẩy cho quá trình sinh hoá được hoàn tất. Như phân tử cấu trúc, chúng là thành phần chính tạo ra xương, cơ bắp, tóc, da và mạch máu. Về kháng thể, chúng nhận diện những nguyên tố độc hại và để cho hệ thống miễn nhiễm hoạt động để trừ khử độc tố. Vì những lý do này, các nhà khoa học gia đã kết hợp lại thành nhiễm sắc thể của loài người - văn bản nghiên cứu về tất cả các proteins trong sinh học.

Tuy nhiên, quá trình này chỉ cho chúng ta biết chút ít về protein làm gì và hoạt động ra sao. Để thực hiện được nhiệm vụ của chúng (ví dụ như enzymes, antibodies), protein phải hợp thành một hình thể nào đó - còn gọi là "fold". Bên cạnh đó, proteins là những cỗ máy tuyệt vời: trước khi bắt tay vào việc, chúng tự kết lại với nhau! Việc tự kết hợp này gọi là "folding". Một trong số những mục tiêu của chúng tôi là giả lập sự xoắn của protein là để tìm hiểu làm sao protein có thể xoắn quá nhanh và quá chính xác như vậy, đồng thời tìm hiểu về hậu quả khi quá trình xoắn bị sai lệch (proteins misfold)

Điều gì xảy ra nếu quá trình xoắn của protein bị sai? sẽ gây các chứng bệnh như Alzheimer, cystic fibrosis, BSE, vv... và nhiều căn bệnh ung thư khác. Khi bị sai lệch một số có thể kết lại thành một khối và tạo thành các khối u. Những khối này nếu xuất hiện ở não và được xem là nguyên nhân gây ra bệnh Mad Cow (bò điên) hoặc Alzheimer.

Điều kinh ngạc không phải vì proteins tự kết xoắn - fold - mà vì tốc độ của chúng: có khi lên đến một phần triệu giây. Trong khi khoảng thời gian này quá nhanh đối với con người, thì nó lại quá chậm đối với máy tính để tiến hành thực hiện việc tính toán hình thành. Sự thật thì mất khoảng một ngày để giả lập một phần triệu giây (nanosecond). Không may rằng proteins fold mất khoảng mười ngàn nanosecond; do đó, sẽ phải cần mười ngàn ngày (xử lý với máy tính) để giả lập folding - đây là thời gian quá lâu cho một kết quả.

Thống kê thời gian qua và nội suy dự đoán số người bị bệnh Alzheimer chỉ tính riêng ở phạm vi hẹp là Hoa Kỳ. Làm thế nào để khi già đi chúng ta không bị bệnh này?. [nguồn]

Để vượt qua được những rào cản về kinh phí và thời gian thì Đại học Stanford đã tận dụng những máy tính nhàn rỗi ở khắp nơi trên thế giới cùng tham gia vào quá trình tính toán để tạo thành một hệ thống máy tính lớn cho các dự án. Sau những thử nghiệm tính toán với các protein nhỏ ban đầu để kiểm nghiệm phương pháp, dự án FAH đã kết luận về phương pháp nghiên cứu cũng như hình thức thực hiện bằng việc kết hợp các máy tính đơn lẻ là hợp lý. Hiệu năng của nguồn máy tính khắp nơi trên thế giới đem lại có thể lớn hơn nhiều lần so với việc sử dụng các siêu máy tính. Ví dụ như mức độ hoạt động của khoảng 200.000 máy tính đơn lẻ đang hoạt động cho dự án FAH đã tương đương với khoảng 5.000 siêu máy tính chuẩn.

Trang web của FAH viết:

Phần lớn công việc của chúng tôi trong những năm đầu của dự án FAH nhằm để phát triển và thử nghiệm các phương pháp này trên những hệ thống hiện đại : các protein nhỏ được nghên cứu thử nghiệm 1 cách dễ dàng. Với những so sánh thử nghiệm này, chúng tôi có thể kiểm tra và công nhận giá trị của các phương pháp mới cùng việc tìm ra những hạn chế của chúng tôi (mà điều này là vấn đề then chốt trong việc cải tiến phương pháp tính toán của chúng tôi).

Cho đến ngày hôm nay, dự án FAH đã rất thành công với hơn 25 dự án đã được phổ biến trong 5 năm đầu tiên trực tiếp có được từ những tính toán của dự án FAH (và sẽ còn nhiều hơn nữa). Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các rào cản : những core tính toán mới, những thuật toán mới, các mẫu protein mới, các câu hỏi mới liên quan đến việc thử nghiệm các phương pháp của chúng tôi, các ứng dụng để nghiên cứu các loại bệnh tật và các vấn đề khác về dược sinh.[1]

Như vậy thì dự án FAH đã thực sự là một dự án hữu ích cho nghiên cứu để giải mã những căn bệnh nan y mà hiện nay khoa học hiện đại chưa tìm được các thuốc chữa hiệu quả mà điển hình nhất là chứng bệnh ung thư. Tôi bị thuyết phục tham gia FAH bởi những điều này, và đó cũng là lý do mà tại sao tôi viết một entry như vậy để mong bạn cũng tham gia vào dự án này giống như hàng triệu người khác, và cũng giống như tôi. Mặc dù không có chuyên môn về sinh học cũng như về y khoa, nhưng tôi đã cố gắng tự tìm hiểu để tự tích luỹ kiến thức cho mình và cũng là để thuyết phục bạn. Với tôi, để biết được những kiến thức xa lạ với chuyên môn mình được đào tạo là một sự cố gắng, nhưng để giúp cho con người ở thế hệ tiếp theo (hoặc là chính tôi nếu kịp hưởng những thành quả đó). Tôi nghĩ những người thân, hậu duệ của mình được khoẻ mạnh hơn, chống được bệnh tật tốt hơn nhờ các loại thuốc hoặc vắc xim phòng chống các bệnh nan y sẽ bắt đầu từ hôm nay, từ những công sức của chiếc máy tính mà tôi đang sở hữu.

Nếu bạn muốn tham gia, bạn cần có những gì và cần làm gì?

Nếu như bạn muốn tham gia vào việc tính toán cùng với dự án FAH, bạn có thể thực hiện được điều đó rất đơn giản chỉ với một máy tính cá nhân và một đường truyền Internet mà thỉnh thoảng có thể kết nối được với máy chủ của dự án để tải về các phần tính toán và tải lên các kết quả đã tính toán thành công.

Bây giờ, tôi hướng dẫn bạn thực hiện việc tải về phần mềm nhỏ để có thể tham gia FAH, và trong đó thì tôi cố gắng giải thích những gì mà tôi biết sau một khoảng thời gian ngắn tham gia vào dự án này.

Bạn vào trang http://folding.stanford.edu/ , ở đây bạn có thể nhìn thấy nội dung bằng tiếng Anh, nếu đó là thứ ngôn ngữ quen thuộc đối với bạn thì việc đọc các hướng dẫn sau đây có thể là không cần thiết đối với bạn, tuy nhiên nếu như chưa thông thạo lắm (tôi thì cũng vậy) thì bạn nên tìm đến liên kết nội dung trang này bằng tiếng Việt, nó ở bên lề trái - hãy bấm vào liên kết có chữ "Tiếng Việt" ở đó. Và đây rồi, trang đó có liên kết như thế này: http://folding.stanford.edu/Vietnamese/Main

Ở đây, bạn có thể nhìn thấy một nút download lớn như thế này, bạn bấm vào đó (hoặc có thể bấm ngay vào nút đó ở blog này cũng được) sẽ ra một trang lựa chọn các loại client phù hợp để có thể tải về.

Trang download http://folding.stanford.edu/Vietnamese/Download có một mục lựa chọn tên của bạn. Bạn thử kiểm tra về một nickname mà bạn dự định sẽ đặt khi tham gia vào dự án FAH, nếu kết quả kiểm tra ở ô này không tìm thấy bất kỳ ai đã thực hiện FAH với cái tên đó thì có nghĩa rằng bạn có thể lựa chọn cái tên này trong suốt quá trình thực hiện dự án này của mình. Nếu bạn khó quyết định về một cái tên thì có thểm tham khảo thêm về các loại tên đang được sử dụng tại trang kết quả của Vietnam Global Team (có số hiệu của đội là 38156, xin hãy nhớ con số này để thiết lập về sau) - nơi có khoảng 650 người Việt Nam đang thực hiện dự án. Tôi cũng có kết quả của mình tại đó với tên minhlinh36, và có thể tự hào rằng sau khi tham gia khoảng một tháng thì thứ tự của tôi hiện đang đứng ở nửa trên trong tổng số những người tham gia: 421.653 trên tổng số 1.124.518 những người trên thế giới và 287/655 người tham gia theo Vietnam Global Team ^_^)[3]. Nếu như bạn không sử dụng các tên riêng thì có thể sử dụng những đóng góp âm thầm với nickname chung là anonymous, nhưng tôi nghĩ bạn không nên không sử dụng tên chung như vậy bởi vì sau một thời gian thì cần xem kết quả của mình như thế nào sẽ tốt hơn với các tên riêng.

Ở trang này có nhiều phần mềm client khác nhau để bạn lựa chọn phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Thông dụng nhất có lẽ là bạn đang sử dụng Windows, bạn có thể tải về bản dành cho Windows XP/2003/Vista (System tray client installer with viewer, còn một bản khác nữa nhưng cũng cho các hệ điều hành này nhưng ở chế độ dòng lệnh nên có thể hiện tại chưa phù hợp với những người mới sử dụng như tôi định giới thiệu) với phiên bản hiện tại là 6.20. Nếu như bạn đang sử dụng các hệ điều hành khác thì các bản client cũng đều có sẵn (ví dụ cho Linux, Mac OS X hoặc cả máy chơi game Sony PlayStation 3 cũng có thể tham gia). Nếu bạn thắc mắc về chữ client thì người ta thường gọi đối với các phiên bản máy khách/máy con/máy tính kết nối thành mạng và client là một nút mạng trong một hệ mạng nào đó.

Cài đặt và thiết đặt FAH client

Bây giờ bạn tải về bản client cho Windows, với phiên bản 6.20 thì dung lượng của chúng vào khoảng 2,7 MB thôi. Bạn thực thi file này bằng cách click đúp vào nó để cài đặt client, không có gì đặc biệt hoặc đòi hỏi phải thiết lập các thông số trong tiến trình cài đặt nên bạn chỉ việc bấm Next cho đến khi hoàn tất quá trình cài đặt.

Sau khi cài đặt, FAH client không tự khởi động vào làm việc ngay, cả các phiên làm việc của Windows cũng vậy, chúng không tự động khởi động khi hệ điều hành khởi động. Những thiết đặt này hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng muốn chạy client hay không trong mỗi phiên làm việc của Windows.

Lần hoạt động đầu tiên bạn cần thiết đặt một số thông số cho FAH làm việc. Chuột phải vào biểu tượng của FAH trên khay đồng hồ (có biểu tượng giống như những quả cầu có nhiều màu gắn với nhau), chọn Configure... để tiến hành thiết đặt, tinh chỉnh chế độ làm việc của client.

Theo thứ tự có các Tab như sau ở phần thiết đặt, tôi sẽ giải thích các mục theo cách hiểu của mình. Trong trường hợp cần tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể xem thêm ở trang hỗ trợ của dự án.

Phần User name:

Theo mặc định thì tên được điền sẵn trong phần này là Anonymous - tức là tài khoản khách, ẩn danh, đóng góp âm thầm. Như tôi đã nói ở trên thì bạn nên tự lựa chọn theo tên riêng của mình (hoặc một nickname đại diện cho bạn). Những phần này không khó khi mà bạn quay lại trang download FAH để kiểm tra lại tên của bạn (xem đã được ai sử dụng hay chưa) để tự đặt một tên cho bạn vào phần đó. Xin lưu ý rằng phần tên của bạn sau khi kiểm tra cũng có thể có một nguy cơ (tuy rất thấp) rằng đã có người sử dụng rồi - bởi họ chưa tải lên kết quả tính toán nên hệ thống không nhận biết được sự tồn tại đó mà thôi.

Tiếp sau lựa chọn tên là lựa chọn về đội của bạn tham gia. Theo một số người viết cho Wikipedia ở phiên bản tiếng Anh thì việc gia nhập và các đội sẽ nhận được nhiều điểm hơn so với thực hiện tính toán mà không tham gia bất kỳ đội nào (nhưng dẫn chứng của khẳng định này thì đưa tôi đến một liên kết đã không còn tồn tại, nhưng chúng ta cứ tạm tin rằng điều đó đúng). Có rất nhiều đội cùng tham gia cho quá trình tính toán, thậm chí rằng chính bạn cũng có thể lập được một đội và cùng với bạn bè/lớp/nhóm/địa phương...của mình thực hiện, tuy nhiên nếu bạn là người Việt Nam thì tôi khuyên rằng chúng ta nên theo đội chung, tức là Vietnam Global Team - đội lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Với đội này bạn nhập số 38156 vào ô Team number.

Bản đồ phân bố các đội thực hiện dự án FAH trên thế giới (tính đến 05/2008), [nguồn ảnh]

Passkey là điều mà tôi thắc mắc về chúng khi mà mới tham gia, tôi chẳng rõ được nó là gì và cảm thấy không có vấn đề gì nếu bỏ trống. Sau này thì tôi nhận thấy passkey có vẻ khá quan trọng và đã đăng ký và nhập thông số này vào.

Passkey giúp cho bạn khẳng định chính mình sở hữu tên nickname mà bạn đã nhập vào client của dự án FAH. Bạn thấy rằng nếu như việc lựa chọn tên một cách rất dễ dàng như vậy thì một người khác cũng có thể nhận nickname đó là của họ, và do đó thì tuy không ảnh hưởng đến hiện tại nhưng rất có thể một quyền lợi trong tương lai (nếu có) thông qua thực hiện dự án này thì bạn không thể chứng minh mình là chủ nhân của nickname của chính bạn.

Để có được passkey, bạn có thể xem trang http://folding.stanford.edu/English/FAQ-passkey rồi vào phần http://fah-web.stanford.edu/cgi-bin/getpasskey.py , tại đây bạn nhập username lựa chọn của mình và địa chỉ email. Sau khi đăng ký thì passkey sẽ được gửi vào email mà bạn đăng ký, bạn cần mở email đã đăng ký ở trên để lấy passkey, sau đó bạn nhập vào đúng ô của nó[3].

Phần Connection

Trong phần thiết đặt thì tab Connection cho thiết đặt kết nối client với các máy chủ của dự án FAH này. Như vậy rằng bạn thấy rằng FAH client không phải lúc nào cũng kết nối với Internet, chúng chỉ kết nối để tải về khối lượng công việc cần thực hiện rồi kết nối tải lên công việc đã thực hiện xong. Chỉ khi tải lên hoàn tất thì bạn mới có các điểm xác nhận hoàn thành công việc. Việc kết nối này gián đoạn trong thời gian tối thiểu trong khoảng một vài giờ (với nhiệm vụ đơn giản, ngắn, nhưng chúng thì cũng được ít điểm) hoặc thời gian đến hàng tuần và nhiều tuần đối với các nhiệm vụ cần tính toán nhiều thời gian.

Ô lựa chọn Ask before using network sẽ đòi hỏi client phải đề nghị bạn xác nhận trước khi nó kết nối đến Internet. Tôi nhận thấy thiết lập này thường phù hợp đối với kết nối kiểu quay số - tức là không phải lúc nào cũng online trên Internet - bởi vì chúng có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi nhiệm vụ thực hiện của client. Giả sử rằng việc FAH thực hiện liên tục trên máy tính của tôi mà thời điểm tôi không ở máy tính thì chúng sẽ không tự thực hiện việc tải lên kết quả và tải về nhiệm vụ mới khi tôi thiết lập đánh dấu vào ô này - do đó việc FAH bị gián đoạn mất một thời gian.

Phần thiết đặt Set a proxy server chỉ thiết đặt khi mà máy tính của bạn khi kết nối ra Internet phải thông qua một proxy. Thông thường thì nếu bạn dùng Internet tại gia đình của mình (tức là có một modem ADSL riêng) thì không cần phải lựa chọn vào mục này - bởi vì lúc đó bạn biết rằng mình không phải qua proxy nào cả (trừ khi chính bạn có vài máy tính và tự mình thiết lập lấy một proxy riêng). Nếu như bạn đang cài client ở cơ quan/công sở của bạn mà việc kết nối Internet phải thông qua proxy thì cần thiết đặt tại mục này.

Nếu bạn đang ở công sở mà không biết rằng mình có kết nối qua proxy hay không thì bạn nên hỏi người quản trị mạng tại cơ quan xem hệ thống Internet có sử dụng proxy hay không, thông số của chúng là thế nào để thiết lập cho mục này, tất nhiên chỉ hỏi khi mà bạn chưa biết. Trong nhiều trường hợp thì bạn có thể xem trong các phần thiết đặt proxy của trình duyệt web của bạn (ví dụ như Internet Explorer hoặc Mozilla Fifox) cũng được thiết lập các thông số của proxy này. Lưu ý một điều rằng proxy này thuộc loại bảo mật nội bộ của mạng chứ không phải các proxy để vượt qua tường lửa của các ISP đâu nhé ^_^.

Phần thiết lập tiếp theo là ô chọn có nội dung "Allow receipt of work assignments and return of results greater than 10 MB in size" nếu đánh dấu sẽ cho phép client tải về các đơn vị tính toán lớn, cũng theo đó thì kết quả hoàn thành lớn, mất nhiều thời gian xử lý và cũng có điểm đại được cao hơn. Tôi đã đánh dấu vào mục này và quả thật có lần phải chạy máy tính hàng tuần mới hoàn thành một đơn vị tính toán, bù lại thì điểm tăng lên rất nhanh.

Xin lưu ý rằng thiết lập này cũng chiếm dụng một lượng RAM đáng kể của hệ thống của bạn dành cho tính toán. Chúng có thể sử dụng tầm 128 MB đối với một đơn vị xử lý dài của tôi trong suốt một tuần, tuy nhiên nếu RAM thừa thãi thì vấn đề này không quan trọng lắm - một mặt khác thì giá RAM vào thời điểm Quý IV năm 2008 này cũng rất rẻ cho bạn nâng cấp - do đó có vẻ chúng thì ít quan trọng bằng các ảnh hưởng khác. Một mặt khác thì sự chiếm dụng bộ nhớ chính thì không quá nhiều, tôi thì ghi nhận được rằng khoảng 50 đến 100 MB tuỳ theo độ lớn của đơn vị tính toán.

Phần thiết lập mục này liên quan đến việc phân phối cho máy tính của bạn chạy FAH và tình trạng của bạn, những lần đầu tiên thì không nên đánh dấu ngay cho đến khi bạn nghĩ mình sẽ thực hiện FAH lâu dài.

Phần Advanced

Phần này bao gồm các phần mục thiết lập cho FAH client hoạt động, nó bao gồm việc tinh chỉnh mức độ làm việc của CPU, thời gian ghi lại kết quả...

Lựa chọn ở Core Priority chứa thiết đặt về sự chiếm dụng CPU khi bạn tiến hành FAH. Theo như lời khuyên của chính client này thì bạn nên để nguyên không thay đổi thiết đặt mặc định của nó để đạt được sự cân bằng khi tính toán FAH và công việc của mình trên máy tính. Ở thiết đặt (mặc định) Lowest possible sẽ giúp cân bằng khi ứng dụng bạn đang làm việc mà không cảm giác thấy sự chậm đi rõ rệt khi CPU bị chiếm hoàn toàn bởi FAH.

Phần thanh trượt dùng để thiết đặt: CPU Usage Percent xác định mức độ hoạt động của CPU. Theo mặc định thì chúng được đặt ở mức 100% (tối đa ở phía bên phải), tôi nghĩ rẳng nên thiết đặt chúng thấp đi một mức so với mặc định, tức là về một nấc so với nấc tối đa, khi này CPU sẽ hoạt động ở mức khoảng 92% để có thể cân bằng đối với các ứng dụng khác. Thực tế hoạt động của client cho thấy rằng không phải thiết đặt này là để cho việc tính toán thực hiện ở mức độ CPU như vậy, mà là ngưỡng để CPU hoạt động trong hệ thống, tức là khi mà một phần mềm nào đó chiếm khoảng 40% CPU thì client sẽ chỉ làm việc khoảng 50% hoặc hơn để không bị chiếm dụng toàn phần khả năng xử lý của CPU và thoả mãn điều kiện CPU chỉ hoạt động ở mức 100% là tối đa (điều này hiển nhiên rồi).

Theo như thiết đặt ở mục Core Priority thì việc xử lý tiến hành theo sự đan xen giữa FAH và các ứng dụng khác, tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy việc xử lý này trở lên chậm chạm thì nên hạ các mức xử lý xuống bằng cách kéo thanh trượt này về các vị trí ở phía bên trái.

Phần lựa chọn Disable highly optimized assembly code chỉ nên thực hiện khi mà bạn gặp một vài lỗi của hệ thống (hoặc xảy ra những điều bất thường đối với hệ thống máy tính của bạn), đa phần lỗi có thể xảy ra là về phần mềm hoặc các ứng dụng bị trục trặc. Khi lựa chọn này thì client sẽ không sử dụng các tối ưu hoá và vô hiệu hoá việc sử dụng tập lệnh SSE của CPU. Tất nhiên là đánh dấu vào đây thì client sẽ hoạt động chậm đi, kết quả tính toán sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Nếu như máy tính của bạn có hệ tản nhiệt chưa được tốt cho lắm thì bạn nên đặt ở các mức thấp hơn bởi việc xử lý 100% bộ xử lý sẽ làm tăng nhiệt độ của CPU lên. Cũng như những bước overclock thì bạn có thể đặt ở mức độ 50% sau một thời gian thì tiếp tục tăng lên cho đến khoảng tầm 80-90% để xem mức độ đáp ứng của máy tính của bạn như thế nào.

Phần thiết đặt Checkpointing frequency cũng có dạng thanh trượt đến các vị trí cố định. Đây là phần thiết lập khoảng thời gian mà client sẽ lưu lại kết quả tính toán vào thư mục làm việc của FAH. Thông thường thì việc tính toán sẽ chiếm nhiều thời gian nên mỗi khi tắt máy tính hoặc các sự cố mất điện lưới sẽ bị mất thành quả tính toán tạm thời cho đến thời điểm lưu lại trước đó. (Hành động lưu lại này cũng tương tự như việc tự động lưu lại một trang văn bản sau mỗi 10 phút ở các phần mềm soạn thảo và xử lý văn bản vậy). Mức mặc định là 15 phút lưu kết quả một lần, nhưng bạn có thể điều chỉnh chúng tăng hoặc giảm.

Nếu bạn tăng thời gian giữa hai lần lưu lại lên quá cao (tới 30 phút) thì khi thoát khỏi hệ điều hành (tắt máy hoặc khởi động lại) thì lần kế tiếp client sẽ phải tính toán lại trong nhiều hơn. Do đó tôi thì đặt mức này là 10 phút và cảm thấy đó là một mức hợp lý.

Phần Do NOT lock cores to specific CPU dùng để tránh khoá các nhân (lõi) của CPU hoạt động cố định vào một nhân nào đó nếu nó đang được khởi động hoặc bắt đầu. Khi đánh dấu vào mục này thì bạn phải có một CPU đa nhân, khi đó client sẽ tự động chuyển sang hoạt động đối với nhân CPU nào đang còn rỗi rãi với việc xử lý đối với các ứng dụng thông thường. Cũng như ở entry "CPU đa nhân" tôi đã đề cập đến rằng đa số các ứng dụng hiện nay không khai thác hết khả năng xử lý đồng thời trên nhiều nhân, do đó đánh dấu kiểm vào mục này là một sự thuận lợi đối với hoạt động của client trên các nhân CPU một cách linh hoạt.

Phần Core Network Address được thiết lập để dành cho các client tương lai, hiện tại chúng không được ứng dụng. Sự lập sẵn này cho thấy chúng có khả năng đã được sử dụng trong một số phiên bản thử nghiệm (anpha hoặc beta đóng) để có thể được sử dụng trong một thời gian sắp tới. Tôi nghĩ rằng rất có thể các máy tính trong cùng một mạng sẽ có thể xử lý đồng thời với nhau cho một đơn vị tính toán, và như vậy thì việc chia nhỏ công việc đến từng client lại còn được tiếp tục chia nhỏ nữa cho việc tối ưu thêm cho dự án này.

Mục Power có một lựa chọn "Pause work while battery power is being used" chỉ phù hợp với các máy laptop có sử dụng pin. Nếu như chạy FAH trên Laptop thì mỗi khi mất điện lưới, máy chuyển sang chế độ hoạt động bằng pin thì FAH sẽ tạm dừng làm việc, mục đích của chúng là giúp tiết kiệm pin hơn. Đối với máy tính để bàn (desktop) thì thiết đặt này không có ý nghĩa.

Phần Additional Client Parameters thì tôi không thực sự hiểu cho lắm, nhưng nghĩ rằng chúng có vẻ liên quan đến việc gắn thêm các tham số như kiểu đặt tham số sau các lệnh thực hiện trong DOS thông thường (kiểu như lệnh format thì có tham số /q vậy mà). Nếu bạn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các client thì có lẽ phần này sẽ không khó hiểu đối với bạn (và có thể sau này tôi cũng thế ^_^)

Phần Machine ID chỉ phù hợp nếu bạn đồng thời chạy nhiều client trên cùng một hệ điều hành. Điều này thì dễ xảy ra bởi vì bạn có thể sử dụng một client thứ nhất đối với CPU, còn một client thứ hai đối với GPU (bộ xử lý của bo mạch đồ hoạ) chẳng hạn. Những con số ID tiếp theo (3, 4, 5...) có lẽ được dùng dự phòng trong tương lai khi mà có thể chạy nhiều hơn các client trong cùng một thời điểm ở trên cùng một hệ điều hành.

Chế độ hoạt động

Khi hoạt động thì FAH sẽ xuất hiện bằng một biểu tượng nhỏ ở khay đồng hồ, khi rê chuột qua biểu tượng này thì chúng sẽ hiển thị trạng thái làm việc đối với các khối tính toán hoặc trạng thái khác (như số wu đã thực hiện, tình trạng đang tải về một wu mới khi mà chúng vừa thực hiện hoàn tất một wu cũ).

Chuột phải vào biểu tượng này sẽ xuất hiện nhiều liên kết hoặc đến các thư mục, tập tin liên quan đến chế độ làm việc của client.

Mục Pause work sẽ cần thiết khi mà bạn cần tạm dừng hoạt động của client để thực hiện một phần mềm nào đó trên máy tính của bạn chiếm nhiều khả năng xử lý CPU (hoặc đơn giản là bạn chơi một game 3D nặng nào đó). Khi này kết quả tính toán sẽ không mất đi do chưa đến thời điểm ghi lại kết quả, nhưng có thể rằng bộ nhớ của máy tính sẽ bị chiếm dụng (hoặc có thể bị đẩy sang tập tin hoán đổi bộ nhớ pagefile.sys).

Mục Pause when done cũng tương tự, nhưng chỉ thực hiện tạm dừng tính toán khi mà đơn vị xử lý hiện tại hoàn tất. Phần này tôi không lý giải được chúng bởi với tôi nó không cần thiết, cũng không thấy có thể ứng dụng chúng theo hoàn cảnh nào.

Ở phần Status có một số liên kết đến các thư mục, tập tin hoặc các trang trên Internet:

  • My Folding sẽ đến một trang web dạng offline chứa một số thông tin về tình trạng hoạt động của client của bạn.
  • Phần Team Statistics liên kết đến trang trạng thái của đội cùng thực hiện FAH với bạn (ví dụ như của tôi là trang về VGT tại: http://fah-web.stanford.edu/cgi-bin/main.py?qtype=teampage&teamnum=38156 ).
  • Phần User Statistics liên kết đến trang của bạn trong dự án này (kết quả điểm chỉ xác định nếu bạn hoàn tất một wu).
Hình hiển F@H viewer để hiển thị hình ảnh không gian của kết quả tính toán.

Phần Queue Information là một mục chứa một thông tin rất quan trọng đối với các thiết đặt, đó là dòng Deadline date. Dòng này chứa thông tin rằng đơn vị tính toán phải được hoàn thành vào hạn cuối cùng là ngày này mà nếu như hoàn thành sau đó thì có vẻ chúng sẽ không còn ý nghĩa nữa. Tôi cảm thấy điều này hợp lý khi mà phân phát các gói đơn vị tính toán mà không có giới hạn thì sẽ có lúc sẽ tạo ra các lỗ hổng trong phần tính toán bởi sự chậm chạm từ phía các client. Tôi đoán rằng thời gian này có vẻ sẽ dư sức đối với các máy tính hoạt động FAH vào khoảng 8 giờ/ngày đối với các máy tính công sở, sự hạn chế chỉ nhằm tránh việc tải về các đơn vị tính toán rồi không thực hiện mà thôi. Vậy thì điều này quan trọng ở điểm nào? Nếu chúng ta thiết đặt sự làm việc quá chậm sẽ có nguy cơ tạo ra sự tính toán vô ích đối với cả dự án bởi có thể chính đơn vị tính toán đó đã được phân cho một máy client khác ở đâu đó trên thế giới nếu quá với thời hạn từ khi tải xuống này.

Qua các đơn vị tính toán khác nhau thì tôi cũng nhận thấy việc xác định thời gian này là không giống nhau đối với các đơn vị tính toán, có thời hạn khoảng 10 ngày, có cái 15 ngày và có cái đến 20 ngày...Tôi thì không rõ rằng chúng có liên quan đến số điểm để tính hay không nhưng có vẻ như ở trang kết quả các thành viên đội VGT đã có những người tính toán đến nhiều đơn vị nhưng chỉ đạt 0 điểm - có lẽ rằng do lý do quá thời hạn?

Có một điều thú vị đối với mục Display chúng chứa hình ảnh không gian ba chiều mà có lẽ rằng là kết quả của sự tính toán. Kết quả này sẽ hiển thị nhiều lên theo mức % hoàn thành của quá trình thực hiện các đơn vị tính toán. Hình ảnh này khá đẹp mắt (như hình minh hoạ, nhưng chúng xoay tròn) nhưng không phải hình dạng của chúng lúc nào cũng tương tự như vậy - bởi vì còn một loại đơn vị tính toán nào đó mà tôi thấy rằng chúng không như hình này - mà lại là một số "quả cầu" cứ lao qua, lao lại một nhóm các quả cầu khác :).

Tôi thì chưa rõ rằng FAH viewer có tham gia vào quá trình tính toán hay không khi sự hiển thị cũng là sự xử lý của GPU, nếu như chúng không tham gia làm tăng sự xử lý thì hiển thị phần này là một phần không được tối ưu cho lắm, bởi xử lý 3D như vậy cũng là một sự nặng nhọc cho GPU.

Log file là tập tin văn bản (text) chứa khá nhiều thông tin cho quá trình xử lý, thông qua nó bạn cũng có thể sơ bộ tính toán được thời gian hoàn thành của một đơn vị tính toán bởi vì chúng ghi lại thời gian và tỷ lệ % hoàn thành đơn vị tính toán. Thông qua đây bạn cũng có thể biết được phần xử lý hoàn thành đã được tải lên máy chủ của dự án hay chưa (bởi vì máy chủ của dự án thường nặng tải nên đôi khi sau khi hoàn tất tính toán thì không thể kết nối để gửi thành quả lên được, trong trường hợp này bạn có thể mặc kệ cho client lựa chọn thời điểm Internet và máy chủ của dự án có tình trạng truyền tải lên tốt nhất.

Một vài lưu ý

- Với cùng một nickname thì bạn có thể tham gia vào dự án ở nhiều máy tính khác nhau, điểm ghi nhận cho bạn sẽ là tổng số điểm mà các client tính toán được.

- Nếu như bạn có các bo mạch đồ hoạ có hiệu năng cao (các dòng như ATI 2xxx, 3xxx...và có 512 MB RAM bộ nhớ đồ hoạ) thì có thể chạy thử nghiệm với các client có hiệu suất cao (cho kết quả tính toán tốt hơn, số điểm cũng cao hơn). Chi tiết về hoạt động với các client này xin xem thêm tại trang download đã nêu.

- Nếu như bạn thực hiện dự án FAH trên máy tính xách tay thì đôi khi việc thiết lập sự xử lý quá thấp sẽ khiến cho việc điều chỉnh tốc độ CPU diễn ra liên tục, điều này không có lợi cho bo mạch chủ của máy tính xách tay bởi vì chúng phải liên tục điều tiết nguồn điện. Nếu như chạy với tốc độ cao thì dẫn đến nóng máy bởi CPU của máy tính xách tay thường ít khi thiết kế cho sự làm việc quá tải liên tục. Có một thủ thuật để chạy các client trên máy tính xách tay là bạn hãy khoá tốc độ xử lý của CPU lại ở một mức độ trung bình. (Ví dụ như chiếc CPU của tôi có ba mức tốc độ 800/1600/2100 thì tôi đặt chúng chạy ở 1600 MHz.

- Nếu bạn cho phép client hoạt động 100% trên máy tính để bàn (desktop) thì nên theo dõi diễn biến về nhiệt độ CPU và khả năng làm việc của hệ thống trong thời gian khoảng 1 tuần đầu. Nếu có hiện tượng tản nhiệt CPU quá nóng thì nên giảm mức độ hoạt động của CPU bằng các thiết đặt ở bên trên.

- Việc tiến hành thực hiện dự án này trên các client sẽ làm tăng mức độ tiêu hao điện năng lên so với bình thường bởi vì CPU hoạt động với mức độ cao hơn (đối với các CPU thông thường thì chúng tăng khoảng 30-60W so với khi không hoạt động), do đó nếu như e ngại về việc phải trả thêm chi phí cho điện năng thì bạn không nên tham gia. Tôi thì nghĩ rằng để cân bằng mức tiêu hao điện năng này thì đã bớt sử dụng bình nước nóng giảm đi một chút vào mùa đông và tắt điều hoà sớm hơn một chút vào mùa hè, khoản tiết kiệm này sẽ dành cho việc tính toán cho dự án FAH (^_^).

Tham gia diễn đàn với cộng đồng Vietnam Global Team

Vietnam Global Team (viết tắt VGT) ngoài trang chỉ hiển thị kết quả thì cũng có một trang web riêng làm diễn đàn trao đổi các thông tin, thủ thuật, ứng dụng về FAH. VGT là một cộng đồng có thứ hạng cũng đáng nể so với các đội khác trên thế giới bởi thứ hạng đang đứng trong khoảng 40 đến 45 trên tổng số 147.150 đội ở khắp nơi trên thế giới (xem bản đồ phân bố các đội ở phía trên sẽ thấy số lượng rất lớn, tập trung nhiều ở Hoa Kỳ và Châu Âu, tuy VGT là một chấm nhỏ ở Việt Nam nhưng cũng rất đáng tự hào đối với thứ hạng cao như vậy.

Việc lập các diễn đàn trong thời gian vài ba năm trở lại đây do rất đơn giản nên chúng phát triển rất mạnh, điều này gây ra loãng hoạt động các diễn đàn lớn và bão hoà với các diễn đàn nhỏ, diễn đàn của VGT cũng vậy. Tôi chưa từng tham gia diễn đàn này nên nhìn nhận vẻ bên ngoài cảm thấy không sôi động, lý do một phần như trên và cũng bởi các kỹ thuật/thủ thuật FAH không thay đổi liên tục như các chủ đề về công nghệ khác, do đó đương nhiên sẽ sớm hết các nội dung trao đổi. Tuy vậy nếu bạn có các thắc mắc về FAH thì có thể đăng ký là thành viên để tham gia trao đổi, nêu các thắc mắc tại diễn đàn Vietnam Global Team, các thành viên ở đây chắc chắn sẽ trả lời giúp bạn.

Hi vọng rằng thêm một bạn vô tình đọc entry này là thêm một người mong muốn chúng ta sẽ chế ngự được các căn bệnh nan y của hiện tại - cho thế hệ hiện tại và mai sau được tốt đẹp hơn.

Tham khảo

Chứng nhận điểm của tôi, nó thì rất nhỏ so với các thành viên khác của VGT, nhưng nó sẽ tăng theo từng tuần

Mục đích: Tìm hiểu về sự kết xoắn và các đột biến của protein, và các bệnh tật gây ra bởi các biến chứng này. (tiếng Việt) trên website của FAH (thuộc Đại học Stanford).

Folding@Home những câu hỏi thường gặp đối với một số loại bệnh tật đã được nghiên cứu. (tiếng Việt). trên website của FAH

Folding@home, mục từ trên Wikipedia tiếng Anh, (bản tiếng Việt còn sơ sài)

Chú thích

1^. Recent Research Papers, FAH (Trang này cho thấy một số kết quả nghiên cứu đạt được của dự án).

2^. Trang kết quả FAH của tôi.

3^. Folding@home Passkey FAQ trên website của FAH (thuộc Đại học Stanford), phần này giải thích về passkey của phần mềm.

Xem thêm

Huớng dẫn cơ bản về Folding@Home trên diễn đàn Amtech, tuy thời gian viết khá lâu (2004) nhưng chúng là những kiến thức khá cơ bản.

Tr Minh Linh (10/11/2008)

(Entry này bạn được sử dụng với mọi mục đích)

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Lưu ý về pin và bộ sạc pin của bạn

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/10/luu-y-ve-pin-va-bo-sac-pin-cua-ban.html

Thành thật xin lỗi về sự bất tiện này!

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

Đĩa quang (CD, DVD, Blu-ray)

Bài viết này được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/10/dia-quang-cd-dvd-blu-ray.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008

Ổ USB flash (bút nhớ USB)

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/o-usb-flash-but-nho-usb.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Chuột máy tính

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/chuot-may-tinh.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

RAM máy tính (Random Access Memory)

Bài này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ: http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/ram-may-tinh-random-access-memory.html Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008

Mục lục các bài trên blog

HARDWARE

PC

  • CPU đa nhân
  • Bo mạch chủ (motherboard)
  • RAM máy tính (Random Access Memory)
  • Các bus máy tính họ Intel - IBM
  • Bo mạch âm thanh (sound card)
  • Bo mạch đồ hoạ (video card)
  • Ổ cứng (Hard Disk Drive)
  • Ổ SSD (Solid-State Drive)
  • Chuột máy tính
  • Nguồn máy tính (PSU) Nguồn máy tính là một bộ phận khá ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống máy tính cá nhân của bạn. Hầu hết chúng ta nếu tự xây dựng một bộ máy để lựa chọn linh kiện lắp ráp đều không chú trọng đến nguồn máy tính để rồi sau đó khi xuất hiện khá nhiều lỗi thì thường đổ cho các linh kiện khác hoặc do phần mềm. Một nguồn máy tính kém chất lượng thường gây hư hỏng cho bo mạch chủ, và tất cả các linh kiện khác liên quan đến chúng. Cùng với sự coi thường nguồn và vỏ máy tính, tôi cho rằng đó là những sai lầm rất lớn khi dồn chi phí tăng cấu hình khác trong hệ thống khi xây dựng một hệ thống máy tính tự lắp ráp hoặc tự lựa chọn linh kiện.
  • Vỏ máy tính (computer case) Vỏ máy tính là một thiết bị có vai trò khá quan trọng, chúng là chiếc áo bảo vệ cho sức khoẻ của chiếc máy tính cá nhân của bạn. Một vỏ máy tính kém sẽ không có sự thông thoáng để lưu thông không khí làm mát phía trong nó. Một vỏ yếu sẽ gây nguy cơ làm giảm tuổi thọ các linh kiện máy tính như bo mạch chủ, các bo mạch mở rộng. Bạn nên đọc bài này để hiểu thêm về tầm quan trọng của nó để có thể nâng cấp khi hệ thống máy tính của bạn được trang bị những linh kiện đắt tiền lại đang giao phó sức khoẻ cho một chiếc vỏ máy tính chất lượng tầm thấp. Rất nhièu người đang thực hiện như vậy: Dồn tiền cho các thiết bị bên ruột mà lại bỏ qua phần vỏ máy bởi coi chúng là không quan trọng. Hi vọng bài này sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ đó.
  • Màn hình máy tính (Visual display unit) Nếu bạn là người thương xuyên sử dụng máy tính cá nhân, hoặc đơn giản hơn - nếu như bạn đã biết đến một chiếc máy tính cá nhân thì có bao giờ bạn tự hỏi về chiếc màn hình mà bạn cần sử dụng nó để giao tiếp với máy tính có cấu tạo như thế nào, tại sao chúng lại hiển thị được hình ảnh hay không? Hi vọng rằng bài này giúp bạn hiểu được một chút về màn hình máy tính và giải đáp thắc mắc đó.
  • Loa máy tính (computer speaker) Loa máy tính là một thiết bị đã được nhắc đến trong thời đại hiện nay, chúng đã không còn là những bộ loa đơn giản và phát ra các âm thanh ca nhạc chất lượng thường như thế hệ trước đây nữa. Khi mà nhu cầu giải trí tăng cao, nhiều game hỗ trợ âm thanh xoay vòng (4.0; 5.1...), nhu cầu xem phim HD hoặc DVD ca nhạc trên máy tính phát triển mạnh thì loa máy tính đã trở lên mạnh mẽ, hoàn hảo để đáp ứng những nhu cầu này. Vậy bạn có sẵn sàng tiếp nhận như kiến thức về loa máy tính hay không?

LIÊN QUAN

TIN TỨC (Tin tức thì nhanh lỗi thời, có lẽ những bài này đã lỗi thời rồi, có lẽ không phải giới thiệu chi tiết nữa về nó)

SOFTWARE/SECURITY

  • Vấn đề khi cài đặt add-on của Firefox trên PC có KIS 2010. Sau một lần cập nhật trình duyệt Mozilla Firefox từ phiên bản 3.5.3 lên phiên bản 3.5.4, đồng thời cũng nhận thấy một số add-on mà mình đang dùng của trình duyệt này (như NoScript, DownThemAll...) có phiên bản mới nên đồng thời nâng cấp tất cả chúng, không ngờ các add on đã không được cài đặt được. Mất hai ngày loay hoay giải quyết vấn đề này để rồi muốn chia sẻ ra những bước kiểm tra để khắc phục vấn đề này của mình tới những người gặp các tình huống tương tự.
  • Khắc phục lỗi không xem được video vì thiếu codec. Khá nhiều người đã lúng túng khi mở một đoạn video nhưng máy tính không phát được chúng, hoặc phát không hoàn chỉnh: thiếu hình hoặc thiếu âm thanh, hoặc tốc độ khác so với thực tế. Điều thắc mắc này bởi vì có thể họ đã chứng kiến chính đoạn video này đã được phát tốt trên một máy tính khác của bạn bè. Thông thường thì họ sẽ tìm trên Internet một phần mềm nào đó có thể phát tốt đoạn video này. Nếu bạn gặp lỗi như vậy, hãy thử đọc bài này để thấy cách khắc phục nó mà không cần thiết phải cài đặt thêm nhiều phần mềm phát video vào máy tính của bạn.
  • Ghost là gì? thế nào và tại sao?. Ghost là một phần mềm của Symantec đã được những kỹ thuật viên IT, người quản trị hệ thống, những người sử dụng máy tính thành thạo...thường sử dụng nó cho việc sao lưu, sửa chữa lỗi phần mềm máy tính, khắc phục sự cố...Tuy hiện nay có nhiều phần mềm có chức năng tương tự nó nhưng Ghost vẫn được quen dùng bởi tính đơn giản, sự sử dụng thành thạo và có nhiều dấu ấn tại các hệ thống máy tính mà ta gặp. Bạn nếu chưa biết về nó thì nên xem qua bài viết này trước khi tìm thêm tài liệu đọc thêm về nó.
  • Lỗi NTLRD và cách khắc phục. Lỗi NTLDR là một lỗi thường hay xảy ra trên hệ điều hành Windows NT/2000/XP mà nguyên nhân thường do người sử dụng vô tình xoá mất một số tập tin của hệ điều hành. Nếu đã bị lỗi thì bạn không thể khởi động vào Windows, nhưng đừng lo, bài này sẽ giúp bạn khắc phục lỗi đó mà không cần thiết phải cài đặt lại hệ điều hành. Trường hợp chưa gặp lỗi thì cũng nên xem qua để đề phòng xảy ra.
  • Hiren's Boot CD- đĩa công cụ mạnh cho sửa chữa hệ thống (thêm- McAfee for DOS) Một entry giới thiệu về đĩa công cụ rất mạnh, thường được nhiều kỹ thuật viên, người quản trị hệ thống sử dụng cho việc khắc phục lỗi trên các máy tính theo hệ điều hành của Microsoft. Trong đó ngoài sự hướng dẫn tải về, ghi ra đĩa thì còn giới thiệu phần mềm diệt virus McAfee cũng được tích hợp sẵn, dùng trong một số trường hợp cần thiết.
  • Quy hoạch bộ nhớ trong Windows
  • Phân tách dữ liệu của bạn khỏi Windows XP Windows XP đã quá thông dụng đối với mọi người. Cho dù bạn là người sử dụng rất thận trọng, không cài đặt các ứng dụng thừa, không ham hố các loại tập tin và hình ảnh "ngọt ngào" hay "nóng hổi" trên Internet để có thể dễ dàng bị lây nhiễm virus hoặc các mã độc hại. Cho dù bạn cũng đã có một lượng vốn kiến thức IT khá đầy đủ và thường xuyên giúp bạn bè khắc phục các sự cố máy tính. Tuy nhiên nếu như bạn chưa đọc bài viết này để biết thêm một sự thiết lập an toàn hơn, dễ dàng khôi phục lỗi hơn mà không làm mất dữ liệu thì có thể bạn sẽ thể sẽ mất một cơ hội có một thủ thuật, kinh nghiệm khá hay. Thủ thuật này sẽ tách Windows XP trở thành một vùng riêng biệt với các dữ liệu quan trọng của bạn, và cho dù có cài đặt mới lại hoàn toàn thì bạn cũng sẽ không còn phải lo lắng nhiều về dữ liệu thành quả lao động của mình nữa. Tất nhiên là thủ thuật cần có kết hợp thêm với một số bài viết khác trên blog này.
  • Second Copy và thủ thuật sao lưu dữ liệu Bạn nhận thấy rằng dữ liệu khá quan trọng nên cần phải bảo vệ chúng thật tốt trước các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra (virus phá hoại, vô tình xoá bỏ do chủ quan hoặc mất mát do hỏng ổ cứng). Nếu như bạn có thể hạn chế những rủi ro đó khi mà trong tay có hai ổ cứng hoặc có thêm một ổ USB flash để sao lưu dữ liệu quan trọng - hay như có hai máy tính trong một hệ thống mạng đơn giản trong gia đình? Bạn có thể dùng phần mềm này để thiết lập sự tự động sao lưu dữ liệu cho bạn.
  • Google DesktopSearch công cụ tìm kiếm offline hiệu quả
  • Chống virus lây lan qua USB flash. Có lẽ rằng hầu như những người sử dụng máy tính và có sở hữu riêng một chiếc máy tính đều có một thiết bị lưu trữ dữ liệu di động, đó là chiếc USB flash. Mục đích sử dụng USB flash thì quả thật là tuyệt vời, nhưng hiện nay chúng đang trở thành một công cụ để lây lan virus máy tính. Bạn có thể sử dụng một phần mềm diệt virus mạnh nào đó đủ để bảo vệ trước các loại virus, tuy nhiên thủ thuật trong bài này sẽ còn giúp bạn tăng mức độ đề phòng về virus lây lan quan USB flash nếu như phần mềm diệt virus chưa kịp cập nhận cơ sở dữ liệu để nhận dạng loại virus mới đang có trên USB flash của bạn.
  • Khuyến mãi KAV trên PC World VN Một ngày tôi nhận thấy rằng Kaspersky Lab đã hào phóng khuyến mại bản quyền phần mềm Kaspersky Antivirus 6 tháng cho độc giả tạp chí PC World Việt Nam. Quả là tôi từ trước tới gần đây thì tôi chuyên sử dụng các phần mềm bảo mật của hãng Symantec nên nay được dịp thử nghiệm với phần mềm này. Nói chung thì entry này không còn là mới trong thời điểm hiện nay, nó chỉ có ích giúp cho ai đó muốn sở hữu bản quyền phần mềm KAV thì cố gắng đi tìm sạp báo nào đó để mua tờ PC World VN mà thôi ^^.
  • Nâng cấp lên Kaspersky Anti-Virus 2009 Nhân dịp được khuyến mại bản quyền 6 tháng đối với KAV, lại thấy Kaspersky Lab thông báo qua công ty Nam Trường Sơn cho phép nâng cấp phiên bản Kaspersky Antivirus 7 lên phiên bản 2009 nên tôi đã cập nhật và hướng dẫn bằng hình ảnh sự nâng cấp này thành một bài để giúp các bạn chưa thành thạo thực hiện được thuận tiện hơn.
  • Plug-in giao diện tiếng Việt cho Firefox 2 có chứa malware Sự thành công của FireFox có lẽ là do chúng có một số lượng add-on khổng lồ để đáp ứng rất nhiều nhu cầu của bạn trước Internet, tuy nhiên nó cũng làm nảy sinh một vấn đề: Liệu rằng các add-on đó có an toàn hay không? Tôi luôn có một điều lo ngại rằng một số add-on có thể theo dõi các bước duyệt web của tôi, lấy trộm thông tin của tôi - bởi thực sự tôi không biết các add-on đó đang làm gì khi được tích hợp vào trình duyệt. Ở bài này có nói đến một plug-in đã bị nhiễm mã độc hại mà được phát tán trên Internet, được các báo chí được coi là "có uy tín" đối với những người sử dụng bình thường, không có kiến thức về lập trình hoặc không cài đặt các phần mềm diệt virus đủ mạnh. Hi vọng sau bài viết bạn nên sớm có cái nhìn thận trọng đối với các add-on và plug-in.
  • Virus máy tính ngày nay Nếu như virus máy tính trong thời gian trước đây thường có các hành động phá hoại nhắm vào chiếc máy tính của bạn thì virus ngày nay thực dụng hơn, chúng nhắm vào hầu bao của bạn để có thể lợi dụng rút tiền, thực hiện các vụ tấn công phạm pháp khi biến máy tính bạn thành một chiếc "máy tính ma" trong mạng botnet khổng lồ. Nếu như bạn chưa có nhiều các tài khoản thanh toán trực tuyến để không có gì phải lo mất tiền? Tôi nghĩ rằng trước sau thì chúng ta cũng sẽ thực hiện việc thanh toán trực tuyến, do đó bạn cần trang bị những kiến thức về virus và mức độ nguy hiểm của nó để giúp bạn tự tin hơn trước thế giới Internet.
  • Phần mềm diệt virus Bạn có nghĩ rằng đã sử dụng một phần mềm diệt virus là đề phòng được mọi loại virus không? Bạn nghĩ rằng mọi phần mềm diệt virus đều như nhau, tức là diệt được hết virus và bảo vệ được bạn khỏi rủi ro trên Internet? Nếu nghĩ như vậy thì bạn đã có nhiều sai lầm. Không sao, đọc bài viết này bạn sẽ nhận ra các tiêu chí cần có một phần mềm diệt virus có lẽ đã không có ở phần mềm diệt virus mà bạn đang có chỉ vì chúng đơn giản, gọn nhẹ, diệt nhanh hoặc có giao diện bằng tiếng bản địa.
  • Hacker nhắm vào Firefox, Safari Tại sao Internet Explorer lại gặp nhiều lỗi như vậy? bởi vì đó là phần mềm duyệt web được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, chính do đó thì những hacker mũ đen đã nhắm vào nó để tìm cách tìm và khai thác các lỗ hổng bảo mật của phần mềm này. Đối với các trình duyệt khác đang được coi là an toàn thì sao? Một khi mà trình duyệt nào chiếm nhiều thị phần sử dụng thì chúng lại là những mục tiêu mới của hacker, do đó bạn đừng nhận xét cảm tính rằng phần mềm này có độ bảo mật tốt hơn phần mềm kia mà hãy xem nó có bị chú ý hay không và thận trọng với các cách thức dụ dỗ click vào các liên kết chứa mã độc hại để bị lợi dụng xâm nhập máy tính trái phép.
  • Phòng thủ trước Internet Bảo mật luôn là vấn đề đáng được coi trọng đặt lên hàng đầu đối với người sử dụng Internet, tuy nhiên rất nhiều người hiện nay vẫn chưa biết, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chúng mà làm ngơ đi những khuyến cáo của các hãng phần mềm. Mặc dù chưa viết hoàn chỉnh bài này nhưng chúng có một vài ý chính mà bạn đáng lưu tâm nếu như chưa hiểu rõ cách thức sử dụng máy tính trước Internet một cách an toàn.
  • Hack mật khẩu từ máy tính nội bộ Bạn thường nghĩ rằng hành động tấn công máy tính chỉ thực hiện thông qua Internet? Nếu như sử dụng các phần mềm bảo vệ tốt thì có thể thoát khỏi những hình thức tấn công, lấy trộm mật khẩu, dữ liệu...? Không chắc, bởi vì bảo mật vật lý cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu như ai được quyền sờ vào máy tính của bạn với đầy đủ những sự bảo vệ bằng mật khẩu của hệ điều hành, trong bios họ vẫn có thể lấy được các thông tin nhạy cảm hoặc dữ liệu của bạn. Hãy thử xem thế nào với bài viết này.
  • Thận trọng với sự mạo danh email Khi sử dụng Internet, bạn có thể sẽ gặp những phiền toái bất ngờ bởi tệ nạn mạo danh hoặc giả mạo. Khi mà chưa có các biện pháp chứng thực một cách triệt để thì bạn cũng có thể bị lừa từ một kẻ khác đã mạo danh bạn bè, người thân của bạn. Tệ hại hơn là bạn có thể dễ bị mạo danh để trở thành người thực hiện những trò lố bịch, làm mất uy tín, thanh danh của bạn. Biết được nó bạn có thể có các kiến thức giúp thanh minh cho mình hoặc thận trọng trước các trò mạo danh khác.

INTERNET

MÃ NGUỒN MỞ - HỌC LIỆU MỞ

KHOA HỌC-KỸ THUẬT-ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

VIỆT NAM

CÁ NHÂN:

NHẬT KÝ-HỒI KÝ

  • Nhớ thầy Đặng Quang Khang; Cầm cuốn thơ "Thiên Hà, em" trên tay mà tôi mới tìm lại được chợt thấy ký ức hiện về của thời sinh viên. Lại được tin phong phanh rằng thầy đã mất rồi trên một số diễn đàn lại nhớ đến thầy - một con người đặc biệt hơn những con người mà tôi từng gặp.
  • Mưa hạ - em giờ ở đâu... Một ngày lãng đãng, đọc lại cuốn sổ cũ để nhận ra một bài thơ của một em gái gửi tặng từ thời còn sinh viên, dù đã quá lâu nhưng kỷ niệm vẫn hiện về.
  • Có những ngày lãng đãng... Hôm đó trời mưa, ngồi một mình lại thấy ngơ ngẩn. Có lẽ đây là những thời điểm hiếm hoi trong cuộc sống hiện tại của một con người.
  • Nếu...thì...
  • Hậu trường
  • Lênh đênh
  • Làm MC ngày chia tay cuối cấp

ĐỌC

NGHĨ

VIẾT

  • Vừng ơi, mở cửa (thơ Phạm Thị Thu Thuỷ)
  • Phỏng vấn- Người làm đường
  • Yesterday (thơ Ngô Tự Lập)
  • Ác mộng (thơ): Khi yêu người ta lo sợ nhất một điều: Chia tay! Đó cũng là nỗi ám ảnh trong cuộc sống nửa mơ, nửa tỉnh của một con người.
  • 524 đêm (thơ): Có hai người yêu nhau ở khoảng cách cách xa 60-80km không gian, họ cùng là học sinh và sinh viên. Mối tình đầu sau 524 ngày đã tưởng rằng tan vỡ, chàng trai làm bài thơ này. Thật may rằng điều đó đã không xảy ra như bài thơ.
  • Cá tháng tư (Truyện ngắn): Không phải là một người viết truyện, không phải là truyện copy ở đâu đó về blog của mình. Truyện ngắn này được viết trong do ngày "Cá tháng tư" năm 2008: Khi tôi nói đùa rằng "ngày 1/4 tôi sẽ viết một truyện ngắn" với bạn bè mình. Cho đến ngày 2/4 lẽ ra phải đính chính rằng đó là một lời đùa thì tôi nảy sinh ra ý nghĩ biến lời nói dối đó thành sự thật, và tôi viết về ngày 1/4. Sau đó định sửa chữa nhưng mọi người bảo để nguyên cho nó mộc mà, vậy là chẳng sửa gì thêm. Không hay đâu, mới chỉ ở dạng bản thảo thôi ^^.
  • Hát trong...mũ bảo hiểm
  • Tình yêu qua IM

ẢNH

XẢ STRESS

KHÁC

Trên đây là các entry, bài viết của tôi kể từ khi lập ra blog ở địa chỉ http://minhlinh36.sky.vn (cũng có một blog mirror của nó tại http://minhlinh36.wordpress.com). Khi đó có thời gian tôi viết hoặc sưu tầm mỗi ngày một entry nên chất lượng không được đạt như mong muốn cho lắm. Sau khi chuyển sang Blogger thì có copy lại một số entry ở đó sang, đọc lại thấy viết cẩu thả quá! Tuy nhiên thời gian hiện tại thì không cho phép sửa lại toàn bộ, nên thỉnh thoảng sửa lại dần thôi!

_________________

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

Màn hình máy tính (Visual display unit)

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/man-hinh-may-tinh-visual-display-unit.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

Bo mạch âm thanh (sound card)

Bài này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại: http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/bo-mach-am-thanh-soundcard.html Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2008

Bo mạch đồ hoạ (video card)

Bài này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại: http://tman75hd.blogspot.com/2011/04/bo-mach-do-hoa-video-card.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

Bo mạch chủ (motherboard)

Bài này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ:

http://tman75hd.blogspot.com/2008/09/bo-mach-chu-motherboar-mainboard.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2008

Các bus máy tính họ Intel - IBM

Đây là bảng thông số các bus được sử dụng trong các máy tính từ khi xuất hiện dòng máy tính cá nhân để bàn của IBM năm 1981 cho đến thời điểm gần đây (2005), các bus mới hơn sẽ dần được cập nhật vào entry này.

Entry này dùng để tra cứu các thông số để dễ dàng hình dung về quá trình phát triển, sự so sánh tốc độ đối với các bus từ khi các máy tính họ Intel - IBM đến thời gian gần đây.

Bus Type

(Kiểu bus)

Bus Width

(độ rộng bus)

(Bits)

Bus Speed

(Tốc độ bus)

(MHz)

Data Cycles

per Clock

(Chu kỳ dữ liệu trên một xung nhịp)

Bandwidth

(Băng thông của bus)

(MBps)

8-bit ISA (PC/XT)

8

4,77

1/2

2,39

8-bit ISA (AT)

8

8,33

1/2

4,17

LPC bus

4

33

1

16,67

16-bit ISA (AT-Bus)

16

8,33

1/2

8,33

DD Floppy Interface

1

0,25

1

0,03125

HD Floppy Interface

1

0,5

1

0,0625

ED Floppy Interface

1

1

1

0,125

EISA Bus

32

8,33

1

33

VL-Bus

32

33

1

133

MCA-16

16

5

1

10

MCA-32

32

5

1

20

MCA-16 Streaming

16

10

1

20

MCA-32 Streaming

32

10

1

40

MCA-64 Streaming

64

10

1

80

MCA-64 Streaming

64

20

1

160

PC-Card (PCMCIA)

16

10

1

20

CardBus

32

33

1

133

PCI

32

33

1

133

PCI 66MHz

32

66

1

266

PCI 64-bit

64

33

1

266

PCI 66MHz/64-bit

64

66

1

533

PCI-X 66

64

66

1

533

PCI-X 133

64

133

1

1066

PCI-X 266

64

266

1

2133

PCI-X 533

64

533

1

4266

PCI-Express 1.0 1-lane

1

2500

0,8

250

PCI-Express 1.0 16-lanes

16

2500

0,8

4000

PCI-Express 1.0 32-lanes

32

2500

0,8

8000

Intel Hub Interface 8-bit

8

66

4

266

Intel Hub Interface 16-bit

16

66

4

533

AMD HyperTransport 2x2

2

200

2

100

AMD HyperTransport 4x2

4

200

2

200

AMD HyperTransport 8x2

8

200

2

400

AMD HyperTransport 16x2

16

200

2

800

AMD HyperTransport 32x2

32

200

2

1600

AMD HyperTransport 2x4

2

400

2

200

AMD HyperTransport 4x4

4

400

2

400

AMD HyperTransport 8x4

8

400

2

800

AMD HyperTransport 16x4

16

400

2

1600

AMD HyperTransport 32x4

32

400

2

3200

AMD HyperTransport 2x8

2

800

2

400

AMD HyperTransport 4x8

4

800

2

800

AMD HyperTransport 8x8

8

800

2

1600

AMD HyperTransport 16x8

16

800

2

3200

AMD HyperTransport 32x8

32

800

2

6400

ATI A-Link

16

66

2

266

SiS MuTIOL

16

133

2

533

SiS MuTIOL 1G

16

266

2

1066

VIA V-Link 4x

8

66

4

266

VIA V-Link 8x

8

66

8

533

AGP

32

66

1

266

AGP 2X

32

66

2

533

AGP 4X

32

66

4

1066

AGP 8X

32

66

8

2133

RS-232 Serial

1

0,1152

1/10

0,01152

RS-232 Serial HS

1

0,2304

1/10

0,02304

IEEE 1284 Parallel

8

8,33

1/6

1,38

IEEE 1284 EPP/ECP

8

8,33

1/3

2,77

USB 1.1/2.0 low-speed

1

1,5

1

0,1875

USB 1.1/2.0 full-speed

1

12

1

1,5

USB 2.0 high-speed

1

480

1

60

IEEE 1394a S100

1

100

1

12,5

IEEE 1394a S200

1

200

1

25

IEEE 1394a S400

1

400

1

50

IEEE 1394b S800

1

800

1

100

IEEE 1394b S1600

1

1600

1

200

ATA PIO-4

16

8,33

1

16,67

ATA-UDMA/33

16

8,33

2

33

ATA-UDMA/66

16

16,67

2

66

ATA-UDMA/100

16

25

2

100

ATA-UDMA/133

16

33

2

133

SATA-150

1

750

2

150

SATA-300

1

1500

2

300

SATA-600

1

3000

2

600

SCSI

8

5

1

5

SCSI Wide

16

5

1

10

SCSI Fast

8

10

1

10

SCSI Fast/Wide

16

10

1

20

SCSI Ultra

8

20

1

20

SCSI Ultra/Wide

16

20

1

40

SCSI Ultra2

8

40

1

40

SCSI Ultra2/Wide

16

40

1

80

SCSI Ultra3 (Ultra160)

16

40

2

160

SCSI Ultra4 (Ultra320)

16

80

2

320

FPM DRAM

64

22

1

177

EDO DRAM

64

33

1

266

PC66 SDRAM DIMM

64

66

1

533

PC100 SDRAM DIMM

64

100

1

800

PC133 SDRAM DIMM

64

133

1

1066

PC1600 DDR DIMM (DDR200)

64

100

2

1600

PC2100 DDR DIMM (DDR266)

64

133

2

2133

PC2700 DDR DIMM (DDR333)

64

167

2

2666

PC3200 DDR DIMM (DDR400)

64

200

2

3200

PC3500 DDR (DDR433)

64

216

2

3466

PC3700 DDR (DDR466)

64

233

2

3733

PC2-3200 DDR2 (DDR2-400)

64

200

2

3200

PC2-4300 DDR2 (DDR2-533)

64

267

2

4266

PC2-5400 DDR2 (DDR2-667)

64

333

2

5333

PC2-6400 DDR2 (DDR2-800)

64

400

2

6400

RIMM1200 RDRAM (PC600)

16

300

2

1200

RIMM1400 RDRAM (PC700)

16

350

2

1400

RIMM1600 RDRAM (PC800)

16

400

2

1600

RIMM2100 RDRAM (PC1066)

16

533

2

2133

RIMM2400 RDRAM (PC1200)

16

600

2

2400

RIMM3200 RDRAM (PC800)

32

400

2

3200

RIMM4200 RDRAM (PC1066)

32

533

2

4266

RIMM4800 RDRAM (PC1200)

32

600

2

4800

33MHz 486 FSB

32

33

1

133

66MHz Pentium I/II/III FSB

64

66

1

533

100MHz Pentium I/II/III FSB

64

100

1

800

133MHz Pentium I/II/III FSB

64

133

1

1066

200MHz Athlon FSB

64

100

2

1600

266MHz Athlon FSB

64

133

2

2133

333MHz Athlon FSB

64

167

2

2666

400MHz Athlon FSB

64

200

2

3200

533MHz Athlon FSB

64

267

2

4266

400MHz Pentium 4 FSB

64

100

4

3200

533MHz Pentium 4 FSB

64

133

4

4266

800MHz Pentium 4 FSB

64

200

4

6400

1066MHz Pentium 4 FSB

64

267

4

8533

266MHz Itanium FSB

64

133

2

2133

400MHz Itanium 2 FSB

128

100

4

6400

Lưu ý: ISA, EISA, VL-Bus, và MCA hiện không còn sử dụng trong thiết kế của các bo mạch chủ hiện tại (2005).

CHÚ THÍCH VIẾT TẮT

MBps = Megabytes per second (MB trên một giây) ISA = Industry Standard Architecture, also known as the PC/XT (8-bit) or AT-Bus (16-bit) LPC = Low Pin Count bus DD Floppy = Double Density (360/720KB) Floppy HD Floppy = High Density (1,2/1,44MB) Floppy ED Floppy = Extra-high Density (2,88MB) Floppy EISA = Extended Industry Standard Architecture (32-bit ISA) VL-Bus = VESA (Video Electronics Standards Association) Local Bus (ISA extension) MCA = MicroChannel Architecture (IBM PS/2 systems) PC-Card = 16-bit PCMCIA (Personal Computer Memory Card International Association) interface CardBus = 32-bit PC-Card Hub Interface = Intel 8xx chipset bus HyperTransport = AMD chipset bus V-Link = VIA Technologies chipset bus MuTIOL = Silicon Integrated System chipset bus PCI = Peripheral Component Interconnect AGP = Accelerated Graphics Port RS-232 = Standard Serial port, 115,2Kbps RS-232 HS = High Speed Serial port, 230,4Kbps IEEE 1284 Parallel = Standard Bidirectional Parallel Port IEEE 1284 EPP/ECP = Enhanced Parallel Port/Extended Capabilities Port USB = Universal serial bus IEEE 1394 = FireWire, also called i,LINK ATA PIO = AT Attachment (also known as IDE) Programmed I/O ATA-UDMA = AT Attachment Ultra DMA SCSI = Small computer system interface FPM = Fast Page Mode, based on X-3-3-3 (1/3 max) burst mode timing on a 66MHz bus EDO = Extended Data Out, based on X-2-2-2 (1/2 max) burst mode timing on a 66MHz bus SDRAM = Synchronous dynamic RAM RDRAM = Rambus dynamic RAM DDR = Double data rate SDRAM DDR2 = Next-generation DDR CPU FSB = Processor front-side bus

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Scott Mueller

Upgrading and Repairing Pcs, 17th Edition.

Mueller Technical Research

3700 Grayhawk Drive

Algonquin, IL 60102-6325

(847) 854-6794

(847) 854-6795 Fax

Internet: scottmueller@compuserve.com

Web: http://www.upgradingandrepairingpcs.com

http://www.scottmueller.com

Có thể mua phiên bản mới hơn (18) tại: Amazon.com

  • ISBN-10: 0789736977
  • ISBN-13: 978-0789736970
  • ***

    Tr Minh Linh (sưu tầm, tổng hợp), 2007

    (Bảng này được tôi tập hợp thành một tiêu bản ở WPtV)