Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2008

Máy tính để bàn đang dần biến mất ?

Mới đây, ông Mike Rhodin - Tổng giám đốc bộ phận phần mềm IBM Lotus đã đưa ra ý kiến trong một bài phát biểu của mình rằng công ty cảm thấy máy tính cá nhân để bàn (desktop) sẽ chậm rãi biến mất vì ngày càng nhiều người chuyển sang dùng các máy tính xách tay có thể di động được. Ông nói: "Máy tính để bàn sẽ dần biến mất, được các thiết bị di động thay thế, gồm máy tính xách tay diễn ra ở các văn phòng”, theo một thông cáo báo chí của IBM. Với IBM, phải gióng hồi chuông báo tử cho các máy tính cá nhân để bàn sẽ là ký ức kinh hoàng trong lịch sử công ty(1). Tại sao lại là ký ức kinh hoàng cho lịch sử công ty IBM? Từ những năm 1950 cho đến những năm 1970, IBM là lực lượng thống trị trong ngành máy vi tính. Sự phát triển của máy tính cá nhân gắn liền với tên tuổi của IBM bắt đầu vào năm 1981. Điều này có thể gây bất ngời cho nhiều người, nhưng chính là IBM lại là hãng đã định hướng cho dòng máy tính cá nhân để bàn theo nhánh nhánh PC. Phần đông số người sử dụng máy tính trên thế giới đang sử dụng loại máy tính này. Số còn lại sử dụng các máy tính của Apple và các hãng khác.

Xét trên thực tế thì những cạnh tranh nhau của các hãng sản xuất máy tính trên thế giới đang cạnh tranh nhau thị phần cho các dòng máy tính phục vụ cho giải trí. Những máy tính này đòi hỏi ổn định và cấu hình cao. Tôi đọc được ở đâu đó rằng "phần cứng máy tính phát triển là do nhu cầu của các trò chơi đòi hỏi". Câu này thì không hoàn toàn chính xác, nhưng nó cũng đúng phần lớn, bởi vì ngoài trò chơi thì sự phát triển của phần cứng, nhất là công nghệ đồ hoạ và khả năng xử lý của CPU lại còn phục vụ cho thị trường các máy trạm làm việc nữa (có thể ít người đọc bài này hiểu điều đó bởi ở Việt Nam, máy trạm vẫn là một khái niệm chưa được biết đến rộng rãi).

Mặc dù nguồn lấy của bài này, mà cụ thể là ông Miki Rhodin không nêu rõ rằng tại sao ông lại phát biểu như vậy. Nhưng tôi cho rằng có một số yếu tố sau khiến ông ta nói như thế:

- Máy tính để bàn, cũng như sự phát triển của phần cứng nhằm mạnh vào giải trí, với sự đòi hỏi cấu hình cao. Nhưng có một xu thế là hiện nay người chơi game lại bắt đầu thích thú với các game tương tác - thông qua Internet - hay còn gọi là game online, các game này đến nay có vẻ như phần nhiều không đòi hỏi nhiều đến cấu hình cao. Điều này không hoàn toàn đúng, tôi đã từng chơi trò "con đường tơ lụa", và nó đã khiến tôi phải trang bị hai bo mạch đồ hoạ X1950Pro để thiết lập chế độ crossfire, có nghĩa là đòi hỏi khả năng đồ hoạ mạnh. Nhưng thực tế là để thuận tiện cho số đông người sử dụng có thể chơi game được thì việc đòi hỏi một cấu hình cao là điều sai lầm cho các hãng phát hành game.

- Sự thuận tiện của máy tính xách tay đang chiếm ưu thế. Mặc dù thời gian đầu thì thiết kế nhắm tới doanh nhân, người làm kỹ thuật cần làm việc di động, với giá thành cao, nhưng đến nay cục diện đã thay đổi, máy tính xách tay đã có giá thấp đến khó tưởng tượng. Những chiếc máy trước đây gọi là rẻ nếu như có giá thấp hơn 1000USD thì nay có những chiếc máy đã thấp hơn 500 USD. Nhều người dùng đã khiến cho máy tính để bàn bị thất sủng. Riêng cá nhân tôi cũng đã bỏ qua bộ máy tính để bàn với cấu hình mạnh để chuyển sang sử dụng một chiếc máy tính xách tay giá thấp. Tại sao ư, tôi thấy nó không tốn điện (trong thời năng lượng khủng hoảng này), tốc độ đáp ứng những công việc thông thường, và sự tiện lợi khi di chuyển (tôi có thể vừa ngó những đứa con của mình, vừa kết nối Internet).

- Máy tính cá nhân đã không còn là mặt hàng chủ đạo của IBM nữa. Rất nhiều các hãng sản xuất đã cho ra đời các loại máy tính cá nhân phục vụ cho thị trường địa phương (ví dụ như ở Việt Nam vẫn phổ biến hình thức tự lắp ráp máy tính dựa trên sự lựa chọn các linh kiện của khách hàng, hoặc việc có một số doanh nghiệp như FPT, CMS,...tự tích hợp các máy tính theo thương hiệu của mình) do đó mà hãng này đã không còn giữ thế độc tôn như thập kỷ trước nữa. Với thế mạnh về máy chủ thì việc quảng bá cho các máy tính xách tay luôn có xu hưởng sử dụng mạng Internet có lẽ là một chiến lược lớn hơn cho sự tiêu thụ máy chủ.

Một cá nhân nói vu vơ về định hướng phát triển của PC thì không ai chú ý, một ông chủ của IBM lại có thể làm nhiều rối trí về các phát biểu của mình. Với khả năng hạn hẹp của mình, do không tìm thấy nguồn lấy gốc của bài viết ở chú thích 1 nên tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân của mình như vậy.

(Tất nhiên, những ý kiến này có thể được thay đổi, thêm các yếu tố khác nữa nếu như tôi tìm thấy thêm các dẫn chứng khác)

Chú thích: 1. IBM gióng hồi chuông báo tử cho desktop, Quản Trị Mạng (theo Hà Lan - Báo Bưu điện VN), 18/5/2008.

Tr Minh Linh (18/5/2008)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh sự góp ý của bạn cho blog!
- Nếu bạn không có các tài khoản để nhắn tin/bình luận bạn có thể chọn trong "Nhận xét với tư cách" với tài khoản "Ẩn danh" (Anonymous).
- Blog còn có các entry/bài viết khác mà bạn có thể xem qua, chúng được liệt kê tại entry Mục lục.

Cám ơn bạn đã đọc blog! Chúc bạn tìm được nhiều bài viết hay và hữu ích cho mình!