Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Loa máy tính (computer speaker)

Bài viết đã được chuyển sang blog mới của mình tại địa chỉ: http://tman75hd.blogspot.com/2008/04/loa-may-tinh-computer-speaker.html Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Quy hoạch bộ nhớ trong Windows

Bài viết này đã được chuyển sang blog mới của tôi tại địa chỉ: http://tman75hd.blogspot.com/2008/04/quy-hoach-bo-nho-trong-windows.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2008

Ổ cứng (Hard Disk Drive)

Ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD, còn gọi là "ổ đĩa cứng", "đĩa cứng") là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Ổ cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ cứng thường rất khó lấy lại được.

Một chiếc ổ cứng cổ điển của IBM
So sánh kích thước của ổ cứng 5,25" (phải) với loại 2,5" cho máy tính xách tay (trái)
Một ổ cứng của Toshiba kích thước 1,8" nhưng có chứa dung lượng tới 250 GB. Ảnh: Hexus

Ổ cứng thường được gắn liền với máy tính để lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ cứng ngày nay có kích thước càng nhỏ đi đến các chuẩn thông dụng với dung lượng thì ngày càng tăng lên. Những thiết kế đầu tiên ổ cứng chỉ dành cho các máy tính thì ngày nay ổ cứng còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân...

Không chỉ tuân theo các thiết kế ban đầu, ổ cứng đã có những bước tiến công nghệ nhằm giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh hơn: ví dụ sự xuất hiện của các ổ cứng lai giúp cho hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu trên các đĩa từ làm cho dung lượng mỗi ổ cứng tăng lên đáng kể, hiện nay (2008) thì ngay cả các ổ cưng có kích thước nhỏ (1,8") cũng có thể đạt tới dung lượng 250 GB[1].

CẤU TẠO Ổ CỨNG

Tóm tắt về cấu tạo của ổ cứng

Các chi tiết trên ổ cứng (hình vẽ mô phỏng)

Ổ đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản như sau để bạn có một sự hình dung về bên trong của ổ cứng thông qua hình minh hoạ ngay phía trên, một số phần mở rộng hơn xin tiếp tục xem các mục tiếp theo.

Một đĩa cứng gồm các chi tiết chính sau:

Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ.

Đĩa từ.

Trục quay: truyền chuyển động của đĩa từ.

Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.

Cụm đầu đọc

  • Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu
  • Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm).
  • Cụm mạch điện

Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.

  • Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ cứng.
  • Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ cứng ngừng được cấp điện.
  • Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ cứng.
  • Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.

Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác...

Cấu tạo chi tiết

Các bộ phận tháo ra của một ổ cứng; [Nguồn ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:HardDiskAnatomy(800px).jpg]
Các thành phần của một ổ cứng 3,5" được tháo rời. Lưu ý rằng các chi tiết này được đặt trên một bề mặt phản xạ tốt nên có thể gây ra cảm giác các linh kiện dày hơn bình thường

Vỏ đĩa cứng: Vỏ ổ cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại để bảo vệ các linh kiện bên trong.

Vỏ ổ cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ cứng.

Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ cứng.

Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt vào trong ổ cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp từ và hư hỏng từng phần (xuất hiện các khối hư hỏng (bad block))... Thành phần bên trong của ổ cứng là không khí có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi trường bên trong và bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp suất.

Đĩa từ

Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau.

Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.

Track

Track, Cylinder, Head...

Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track.

Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống như các đĩa nhựa (ghi âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt của các rãnh ghi này không có các gờ phân biệt và chúng là các vòng tròn đồng tâm chứ không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn ốc như đĩa nhựa. Track trên ổ cứng không cố định từ khi sản xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa (low format ).

Khi một ổ cứng đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi kết quả kiểm tra bằng các phần mềm cho thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có nghĩa là phần cơ của nó đã rơ rão và làm việc không chính xác như khi mới sản xuất, lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó để tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ

Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu, thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte.

Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng tâm đĩa, các ổ cứng đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi vùng có số sector/track bằng nhau.

Cylinder

Tập hợp các track cùng cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn thì: khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp toàn bộ các track trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại đó gọi là cylinder (cách giải thích này chính xác hơn bởi có thể xảy ra thường hợp các đầu đọc khác nhau có khoảng cách đến tâm quay của đĩa khác nhau do quá trình chế tạo).

Trên một ổ cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều track trên mỗi mặt đĩa từ.

Trục quay

Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.

Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch - bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có thể gây lên sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc/ghi không chính xác.

Đầu đọc/ghi

Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các công nghệ mới hơn giúp cho ổ cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới.

Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.

Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn trong trường hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng 3 mặt).

Cần di chuyển đầu đọc/ghi

Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay).

Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do chúng được gắn chung trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khi việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại.

Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức:

  • Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động.
  • Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ.

HOẠT ĐỘNG

Giao tiếp với máy tính

Toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi máy tính (hoặc các thiết bị sử dụng ổ cứng) có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ cứng. Việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ cứng đảm nhiệm.

Ta biết rằng máy tính làm việc khác nhau theo từng phiên làm việc, từng nhiệm vụ mà không theo một kịch bản nào, do đó quá trình đọc và ghi dữ liệu luôn luôn xảy ra, do đó các tập tin luôn bị thay đổi, xáo trộn vị trí. Từ đó dữ liệu trên bề mặt đĩa cứng không được chứa một cách liên tục mà chúng nằm rải rác khắp nơi trên bề mặt vật lý. Một mặt khác máy tính có thể xử lý đa nhiệm (thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời điểm) nên cần phải truy cập đến các tập tin khác nhau ở các thư mục khác nhau.

Như vậy cơ chế đọc và ghi dữ liệu ở ổ cứng không đơn thuần thực hiện từ theo tuần tự mà chúng có thể truy cập và ghi dữ liệu ngẫu nhiên tại bất kỳ điểm nào trên bề mặt đĩa từ, đó là đặc điểm khác biệt nổi bật của ổ cứng so với các hình thức lưu trữ truy cập tuần tự (như băng từ).

Thông qua giao tiếp với máy tính, khi giải quyết một tác vụ, CPU sẽ đòi hỏi dữ liệu (nó sẽ hỏi tuần tự các bộ nhớ khác trước khi đến đĩa cứng mà thứ tự thường là cache L1-> cache L2 ->RAM) và đĩa cứng cần truy cập đến các dữ liệu chứa trên nó. Không đơn thuần như vậy CPU có thể đòi hỏi nhiều hơn một tập tin dữ liệu tại một thời điểm, khi đó sẽ xảy ra các trường hợp:

  1. Ổ đĩa cứng chỉ đáp ứng một yêu cầu truy cập dữ liệu trong một thời điểm, các yêu cầu được đáp ứng tuần tự.
  2. Ổ đĩa cứng đồng thời đáp ứng các yêu cầu cung cấp dữ liệu theo phương thức riêng của nó.

Trước đây đa số các ổ cứng đều thực hiện theo phương thức 1, có nghĩa là chúng chỉ truy cập từng tập tin cho CPU. Ngày nay các ổ cứng đã được tích hợp các bộ nhớ đệm (cache) cùng các công nghệ riêng của chúng (TCQ, NCQ) giúp tối ưu cho hành động truy cập dữ liệu trên bề mặt đĩa nên ổ cứng sẽ thực hiện theo phương thức thứ 2 nhằm tăng tốc độ chung cho toàn hệ thống.

Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa

Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay của các đĩa và chuyển động của các đầu đọc.

Sự quay của các đĩa từ được thực hiện nhờ các động cơ gắn cùng trục (với tốc độ rất lớn: từ 3600 rpm cho đến 15.000 rpm) chúng thường được quay ổn định tại một tốc độ nhất định theo mỗi loại ổ cứng.

Khi đĩa cứng quay đều, cần di chuyển đầu đọc sẽ di chuyển đến các vị trí trên các bề mặt chứa phủ vật liệu từ theo phương bán kính của đĩa. Chuyển động này kết hợp với chuyển động quay của đĩa có thể làm đầu đọc/ghi tới bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa.

Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện trường để đọc dữ liệu (và tương ứng: phát ra một điện trường để xoay hướng các hạt từ khi ghi dữ liệu).

Dữ liệu được ghi/đọc đồng thời trên mọi đĩa. Việc thực hiện phân bổ dữ liệu trên các đĩa được thực hiện nhờ các mạch điều khiển trên bo mạch của ổ cứng.

CÁC CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG TRONG Ổ CỨNG

S.M.A.R.T

S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) là công nghệ tự động giám sát, chuẩn đoán và báo cáo các hư hỏng có thể xuất hiện của ổ cứng để thông qua BIOS, các phần mềm thông báo cho người sử dụng biết trước sự hư hỏng để có các hành động chuẩn bị đối phó (như sao chép dữ liệu dự phòng hoặc có các kế hoạch thay thế ổ cứng mới).

Trong thời gian gần đây S.M.AR.T được coi là một tiêu chuẩn quan trọng trong ổ cứng. S.M.A.R.T chỉ thực sự giám sát những sự thay đổi, ảnh hưởng của phần cứng đến quá trình lỗi xảy ra của ổ cứng (mà theo hãng Seagate thì sự hư hỏng trong đĩa cứng chiếm tới 60% xuất phát từ các vấn đề liên quan đến cơ khí): Chúng có thể bao gồm những sự hư hỏng theo thời gian của phần cứng: đầu đọc/ghi (mất kết nối, khoảng cách làm việc với bề mặt đĩa thay đổi), động cơ (xuống cấp, rơ rão), bo mạch của ổ đĩa (hư hỏng linh kiện hoặc làm việc sai).

S.M.A.R.T không nên được hiểu là từ "smart" bởi chúng không làm cải thiện đến tốc độ làm việc và truyền dữ liệu của ổ cứng. Người sử dụng có thể bật (enable) hoặc tắt (disable) chức năng này trong BIOS (tuy nhiên không phải BIOS của hãng nào cũng hỗ trợ việc can thiệp này).

Ổ cứng lai

Ổ cứng lai (hybrid hard disk drive) là các ổ cứng thông thường được gắn thêm các phần bộ nhớ flash trên bo mạch của ổ cứng. Cụm bộ nhớ này hoạt động khác với cơ chế làm việc của bộ nhớ đệm (cache) của ổ cứng: Dữ liệu chứa trên chúng không bị mất đi khi mất điện.

Trong quá trình làm việc của ổ cứng lai, vai trò của phần bộ nhớ flash như sau:

  • Lưu trữ trung gian dữ liệu trước khi ghi vào đĩa cứng, chỉ khi máy tính đã đưa các dữ liệu đến một mức nhất định (tuỳ từng loại ổ cứng lai) thì ổ cứng mới tiến hành ghi dữ liệu vào các đĩa từ, điều này giúp sự vận hành của ổ cứng tối hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn nhờ việc không phải thường xuyên hoạt động.
  • Giúp tăng tốc độ giao tiếp với máy tính: Việc đọc dữ liệu từ bộ nhớ flash nhanh hơn so với việc đọc dữ liệu tại các đĩa từ.
  • Giúp hệ điều hành khởi động nhanh hơn nhờ việc lưu các tập tin khởi động của hệ thống lên vùng bộ nhớ flash.
  • Kết hợp với bộ nhớ đệm của ổ cứng tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả.

Những ổ cứng lai được sản xuất hiện nay thường sử dụng bộ nhớ flash với dung lượng khiêm tốn ở 256 MB bởi chịu áp lực của vấn đề giá thành sản xuất. Do sử dụng dung lượng nhỏ như vậy nên chưa cải thiện nhiều đến việc giảm thời gian khởi động hệ điều hành, dẫn đến nhiều người sử dụng chưa cảm thấy hài lòng với chúng. Tuy nhiên người sử dụng thường khó nhận ra sự hiệu quả của chúng khi thực hiện các tác vụ thông thường hoặc việc tiết kiệm năng lượng của chúng.

Trong thời điểm năm 2007, ổ cứng lai có giá thành khá đắt (khoảng 300 USD cho dung lượng 32 GB) nên chúng mới được sử dụng trong một số loại máy tính xách tay cao cấp. Trong tương lai, các ổ cứng lai có thể tích hợp đến vài GB dung lượng bộ nhớ flash sẽ khiến sự so sánh giữa chúng với các ổ cứng truyền thống sẽ trở lên khác biệt hơn.

THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH CỦA Ổ CỨNG

Dung lượng

Dung lượng ổ cứng (Disk capacity) là một thông số thường được người sử dụng nghĩ đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp. Người sử dụng luôn mong muốn sở hữu các ổ cứng có dung lượng lớn nhất có thể theo tầm chi phí của họ mà có thể không tính đến các thông số khác.

Dung lượng ổ cứng được tính bằng: (số byte/sector) × (số sector/track) × (số cylinder) × (số đầu đọc/ghi).

Đơn vị: Tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản trong CNTT như: byte, kB MB, GB, TB. Theo thói quen trong từng thời kỳ mà người ta có thể sử dụng đơn vị nào, trong thời điểm năm 2007 người người ta thường sử dụng GB. Ngày nay dung lượng ổ cứng đã đạt tầm đơn vị TB nên rất có thể trong tương lai – theo thói quen, người ta sẽ tính theo TB.

Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1 GB = 1.000 MB mà thực ra phải là 1 GB = 1.024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra) nhận ra của ổ cứng thường thấp hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).

Tốc độ quay của ổ cứng

Tốc độ quay của đĩa cứng thường được ký hiệu bằng rpm (viết tắt của: revolutions per minute) số vòng quay trong một phút.

Tốc độ quay càng cao thì ổ càng làm việc nhanh do chúng thực hiện đọc/ghi nhanh hơn, thời gian tìm kiếm thấp.

Các tốc độ quay thông dụng thường là:

  • 3.600 rpm: Tốc độ của các ổ cứng đĩa thế hệ trước.
  • 4.200 rpm: Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung bình và thấp trong thời điểm 2007.
  • 5.400 rpm: Thông dụng với các ổ cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm; với các ổ cứng 2,5” cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ 5400 rpm để đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
  • 7.200 rpm: Thông dụng với các ổ cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007)
  • 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI

Các thông số về thời gian trong ổ cứng

Thời gian tìm kiếm trung bình

Thời gian tìm kiếm trung bình (Average Seek Time) là khoảng thời gian trung bình (theo mili giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ một cylinder này đến một cylinder khác ngẫu nhiên (ở vị trí xa chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi nhà sản xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị trí khác nhau rồi chia cho số lần thực hiện để có kết quả thông số cuối cùng.

Thông số này càng thấp càng tốt.

Thời gian tìm kiếm trung bình không kiểm tra bằng các phần mềm bởi các phần mềm không can thiệp được sâu đến các hoạt động của ổ cứng.

Thời gian truy cập ngẫu nhiên

Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms). Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ cứng. Thông số này càng thấp càng tốt.

Các ổ cứng sản xuất gần đây (2008) có thời gian truy cập ngẫu nhiên trong khoảng: 5 đến 15 ms.

Thời gian làm việc tin cậy

Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ (hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ cứng). Đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất dự tính ổ cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ cứng có thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy).

Một số nhà sản xuất công bố ổ cứng của họ hoạt động với tốc độ 10.000 rpm với tham số: MTBF lên tới 1 triệu giờ, hoặc với ổ cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có giá trị MTBF đến 1,4 triệu giờ thì những thông số này chỉ là kết quả của các tính toán trên lý thuyết. Hãy hình dung số năm mà nó hoạt động tin cậy (khi chia thông số MTBF cho (24 giờ/ngày × 365 ngày/năm) sẽ thấy rằng nó có thể dài hơn lịch sử của bất kỳ hãng sản xuất ổ cứng nào, do đó người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này.

Bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ cứng cũng giống như RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ cứng.

Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm.

Trong thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB cho các loại ổ cứng dung lượng đến khoảng 160 GB, với các ổ cứng dụng lượng lớn hơn chúng thường sử dụng bộ nhớ đệm đến 16 MB hoặc cao hơn. Bộ nhớ đệm càng lớn thì càng tốt, nhưng hiệu năng chung của ổ cứng sẽ chững lại ở một giá trị bộ nhớ đệm nhất định mà từ đó bộ nhớ đệm có thể tăng lên nhưng hiệu năng không tăng đáng kể.

Hệ điều hành cũng có thể lấy một phần bộ nhớ của hệ thống (RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy từ ổ cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường xuyên phải truy cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến cách hoạt động hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ cứng. Có rất nhiều phần mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều hành tuỳ thuộc vào sự dư thừa RAM trên hệ thống.

Chuẩn giao tiếp

Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ cứng với hệ thống phần cứng, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ thống máy tính, phần còn lại các ổ giao tiếp nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng.

Trước đây, các chuẩn ATA và SATA thế hệ đầu tiên được sử dụng phổ biến trong máy tính cá nhân thông thường trong khi chuẩn SCSI và Fibre Channel có tốc độ cao hơn được sử chủ yếu nhiều trong máy chủ và máy trạm. Gần đây, các chuẩn SATA thế hệ tiếp theo với tốc độ giao tiếp cao hơn đang được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân sử dụng các thế hệ chipset mới.

Chuẩn Standard Phát triển (năm) Công bố (năm) Loại bỏ (năm) PIO Modes DMA Modes UDMA Modes Parallel Speed (MBps) Serial Speed (MBps) Đặc tính
ATA-1 1988 1994 1999 02 0 8,33 Hộ trợ lên tới 136.9GB; BIOS issues not addressed
ATA-2 1993 1996 2001 04 02 16,67 Faster PIO modes; CHS/LBA BIOS translation defined up to 8.4GB; PC-Card
ATA-3 1995 1997 2002 04 02 16,67 SMART; improved signal integrity; LBA support mandatory; eliminated single-word DMA modes
ATA-4 1996 1998 04 02 02 33,33 Ultra-DMA modes; ATAPI Packet Interface; BIOS hỗ trợ tới 136.9GB
ATA-5 1998 2000 04 02 04 66,67 Faster UDMA modes; 80-pin cable with autodetection
ATA-6 2000 2002 04 02 05 100 100MBps UDMA mode; extended drive and BIOS support up to 144PB
ATA-7 2001 2004 04 02 06 133 150 133MBps UDMA mode; Serial ATA
ATA-8 2004 04 02 06 133 150 Phiên bản phụ
SMART = Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology ATAPI = AT Attachment Packet Interface MB = Megabyte; million bytes GB = Gigabyte; billion bytes PB = Petabyte; quadrillion bytes CHS = Cylinder, Head, Sector LBA = Logical block address PIO = Programmed I/O DMA = direct memory access UDMA = Ultra DMA

Một số card mở rộng để phục vụ cho giao tiếp được các trung tâm phục hồi dữ liệu như hình sau:

Tốc độ truyền dữ liệu

Tốc độ của các chuẩn giao tiếp không có nghĩa là ổ cứng có thể đáp ứng đúng theo tốc độ của nó, đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi chúng gặp các rào cản trong vấn đề công nghệ chế tạo.

Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng:

  • Tốc độ quay của đĩa từ.
  • Số lượng đĩa từ trong ổ cứng: bởi càng nhiều đĩa từ thì số lượng đầu đọc càng lớn, khả năng đọc/ghi của đồng thời của các đầu từ tại các mặt đĩa càng nhiều thì lượng dữ liệu đọc/ghi càng lớn hơn.
  • Công nghệ chế tạo: Mật độ sít chặt của các track và công nghệ ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa (phương từ song song hoặc vuông góc với bề mặt đĩa): dẫn đến tốc độ đọc/ghi cao hơn.
  • Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu tức thời trong một thời điểm.

Kích thước

Kích thước của ổ cứng được chuẩn hoá tại một số kích thước để đảm bảo thay thế lắp ráp vừa với các máy tính. Kích thước ổ cứng thường được tính theo inch (")

Kích thước vỏ ngoài các loại ổ cứng: xem bảng.

KÍCH THƯỚC VỎ CÁC LOẠI Ổ CỨNG
CAO RỘNG DÀI THỂ TÍCH
Loại 5,25 Dùng trong các máy tính các thế hệ trước
3,25" (82,6mm)
5,75" (146,0mm)
8" (203,2mm)
149,5 ci (2449,9 cc)
1,63" (41,3mm)
5,75" (146,0mm)
8" (203,2mm)
74,8 ci (1224,9 cc)
Loại 3,5” Thường sử dụng đối với máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ
1,63" (41,3mm)
4" (101,6mm)
5,75" (146,0mm)
37,4 ci (612,5 cc)
1,00" (25,4mm)
4" (101,6mm)
5,75" (146,0mm)
23,0 ci (376,9 cc)
Loại 2,5” Thường sử dụng đối với máy tính xách tay
19,0mm (0,75")
70,0mm (2,76")
100,0mm (3,94")
133,0 cc (8,1 ci)
17,0mm (0,67")
-nt-
-nt-
119,0 cc (7,3 ci)
12,7mm (0,50")
-nt-
-nt-
88,9 cc (5,4 ci)
12,5mm (0,49")
-nt-
-nt-
87,5 cc (5,3 ci)
9,5mm (0,37")
-nt-
-nt-
66,5 cc (4,1 ci)
8,5mm (0,33")
-nt-
-nt-
59,5 cc (3,6 ci)
Loại 1,8"

hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân

9,5mm (0,37")
70,0mm (2,76")
60,0mm (2,36")
39,9 cc (2,4 ci)
7,0mm (0,28")
-nt-
-nt-
29,4 cc (1,8 ci)
Loại 1,8" PC Card
8,0mm (0,31")
54,0mm (2,13")
78,5mm (3,09")
33,9 cc (2,1 ci)
5,0mm (0,20")
-nt-
-nt-
21,2 cc (1,3 ci)
Loại 1,0" Micro Device
5,0mm (0,20")
42,8mm (1,69")
36,4mm (1,43")
7,8 cc (0,5 ci)

Sự sử dụng điện năng

Đa số các ổ cứng của máy tính cá nhân sử dụng hai loại điện áp nguồn: 5 Vdc và 12 Vdc (DC hoặc dc: Loại điện áp một chiều). Các ổ cứng cho máy tính xách tay có thể sử dụng chỉ một loại điện áp nguồn 5 Vdc. Các ổ cứng gắn trong các thiết bị số cầm tay khác có thể sử dụng các nguồn có mức điện áp thấp hơn với công suất thấp.

Điện năng cung cấp cho các ổ cứng phần lớn phục vụ cho động cơ quay các ổ đĩa, phần còn lại nhỏ hơn cung cấp cho bo mạch của ổ cứng. Tuỳ từng loại động cơ mà chúng sử dụng điện áp 12V hoặc 5 Vdc hơn (thông qua định mức tiêu thụ dòng điện của nó tại các mức điện áp này). Trên mỗi ổ cứng đều ghi rõ các thông số về dòng điện tiêu thụ của mỗi loại điện áp sử dụng để đảm bảo cho người sử dụng tính toán công suất chung.

Ổ đĩa cứng thường tiêu thụ điện năng lớn nhất tại thời điểm khởi động của hệ thống (hoặc thời điểm đĩa cứng bắt đầu hoạt động trở lại sau khi tạm nghỉ để tiết kiệm điện năng) bởi sự khởi động của động cơ đồng trục quay các đĩa từ, cũng giống như động cơ điện thông thường, dòng điện tiêu thụ đỉnh cực đại của giai đoạn này có thể gấp 3 lần công suất tiêu thụ bình thường.

Ổ cứng thông thường lấy điện trực tiếp từ nguồn máy tính, với các ổ cứng ngoài có thể sử dụng các bộ cung cấp điện riêng kèm theo hoặc chúng có thể dùng nguồn điện cung cấp qua các cổng giao tiếp USB.

Các thông số khác

Các thông số dưới đây những người sử dụng thường ít chú ý bởi chúng thường không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của ổ cứng. Các thông số này không nên lấy làm chỉ tiêu so sánh giữa các ổ cứng trong sự lựa chọn trong sự sử dụng thông thường.

Độ ồn

Độ ồn của ổ cứng là thông số được tính bằng dB, chúng được đo khi ổ cứng đang làm việc bình thường.

Ổ đĩa cứng với các đặc trưng hoạt động là các chuyển động cơ khí của các đĩa từ và cần di chuyển đầu đọc, do đó chúng không tránh khỏi phát tiếng ồn. Do ổ cứng thường có độ ồn thấp hơn nhiều so với bất kỳ một quạt làm mát hệ thống nào đang làm việc nên người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này.

Những tiếng “lắc tắc” nhỏ phát ra trong quá trình làm việc của ổ cứng một cách không đều đặn được sinh ra bởi cần đỡ đầu đọc/ghi di chuyển và dừng đột ngột tại các vị trí cần định vị để làm việc. Âm thanh này có thể giúp người sử dụng biết được trạng thái làm việc của ổ cứng mà không cần quan sát đèn trạng thái HDD.

Chu trình di chuyển

Chu trình di chuyển của cần đọc/ghi (Load/Unload cycle) được tính bằng số lần chúng khởi động từ vị trí an toàn đến vùng làm việc của bề mặt đĩa cứng và ngược lại. Thông số này chỉ một số hữu hạn những lần di chuyển mà có thể sau số lần đó ổ cứng có thể gặp lỗi hoặc hư hỏng.

Sau mỗi phiên làm việc (tắt máy), các đầu từ được di chuyển đến một vị trí an toàn nằm ngoài các đĩa từ nhằm tránh sự va chạm có thể gây xước bề mặt lớp từ tính, một số ổ đĩa có thiết kế cần di chuyển đầu đọc tự động di chuyển về vị trí an toàn sau khi ngừng cấp điện đột ngột. Nhiều người sử dụng năng động có thói quen ngắt điện trong một phiên làm việc trên nền DOS (bởi không có sự tắt máy chính thống) rồi tháo ổ cứng cho các công việc khác, quá trình di chuyển có thể gây va chạm và làm xuất hiện các khối hư hỏng (bad block).

Chu trình di chuyển là một thông số lớn hơn số lần khởi động máy tính (hoặc các thiết bị sử dụng ổ cứng) bởi trong một phiên làm việc, ổ cứng có thể được chuyển sang chế độ tạm nghỉ (stand by) để tiết kiệm điện năng nhiều lần.

Chịu đựng sốc

Chịu đựng sốc (Shock - half sine wave): Sốc (hình thức rung động theo nửa chu kỳ sóng, thường được hiểu là việc giao động từ một vị trí cân bằng đến một giá trị cực đại, sau đó lại trở lại vị trí ban đầu) nói đến khả năng chịu đựng sốc của ổ cứng khi làm việc.

Với các ổ cứng cho máy tính xách tay hoặc các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân hay các ổ cứng ngoài thì thông số này càng cao càng tốt, với các ổ cứng gắn cho máy tính cá nhân để bàn thì thông số này ít được coi trọng khi so sánh lựa chọn giữa các loại ổ cứng bởi chúng đã được gắn cố định nên hiếm khi xảy ra sốc.

SỰ THÍCH NGHI VỚI NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG

Tất cả các thiết bị dựa trên hoạt động cơ khí đều có thể bị thay đổi thông số nếu nhiệt độ của chúng tăng lên đến một mức giới hạn nào đó (sự giãn nở theo nhiệt độ luôn là một đặc tính của kim loại), do đó cũng như nhiều thiết bị khác, nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của ổ cứng nhất là bên trong nó các chuyển động cơ khí cần tuyệt đối chính xác.

Nhiệt độ làm việc của ổ cứng thường là từ 0 cho đến 40 độ C, điều này thường phù hợp với nhiều môi trường khác nhau, tuy nhiên không chỉ có vậy: độ ẩm là yếu tố liên quan và kết hợp với môi trường tạo thành một sự phá hoại ổ cứng.

Ổ cứng thường có các lỗ (chứa bộ lọc không khí) để cân bằng áp suất với bên ngoài, do đó nếu như không khí trong môi trường chứa nhiều hơi nước, sự ngưng tụ hơi nước thành các giọt hoặc đóng băng ở đâu đó bên trong ổ cứng có thể làm hư hỏng ổ nếu ta hình dung được tốc độ quay của nó lớn thế nào và khoảng cách giữa đầu từ với bề mặt làm việc của đĩa từ nhỏ đến đâu.

Chính vì vậy trước khi đưa một ổ cứng vào làm việc lần đầu tiên (tháo bỏ vỏ nhựa bọc kín nó khi sản xuất) trong thiết bị hoặc ổ cứng đã sử dụng được đưa đến từ một môi trường khác đến một nơi làm việc mới (có nhiệt độ môi trường cao hơn), nên đặt nó vào khoang chứa trong một số thời gian nhất định trước khi kết nối các dây cấp nguồn và cáp dữ liệu để chúng làm việc.

Thời gian thích nghi đủ lớn để để đảm bảo cho:

  • Các giọt nước bị bay hơi hoặc các cụm băng tuyết biến thành hơi nước và cân bằng với môi trường bên ngoài.
  • Đảm bảo sự đồng đều về môi trường bên trong và bên ngoài của ổ cứng, tránh sự biến đổi (do nhiệt độ thay đổi đột ngột) với các thiết bị cơ khí bên trong khi nhiệt độ của ổ cứng tăng lên sau một thời gian hoạt động.

Tương tự việc đưa một máy tính xách tay từ ngoài trời ở xứ lạnh vào trong phòng làm việc ấm áp cũng nên để thời gian chờ như vậy bởi trong máy tính xách tay cũng có các ổ cứng - trừ trường hợp khi ở ngoài trời (xứ lạnh) máy đang hoạt động (đảm bảo nó không bị đóng băng tuyết bên trong ổ cứng).

Với nhiệt độ theo bảng ta có thể thấy rằng khí hậu ở Việt Nam hoặc các nước gần xích đạo khác có nhiệt độ trung bình cao có lẽ ít cần có thời gian thích ứng trước khi đưa ổ cứng vào sử dụng (trừ những vùng có thể có nhiệt độ thấp và xuất hiện tuyết như Sa Pa ở Việt Nam)

Với sự làm mát ổ cứng, xem thêm phần thông tin thêm của bài.

Các số thông số về sản phẩm

  • Model: Ký hiệu về kiểu sản phẩm của ổ cứng, model có thể được sử dụng chung cho một lô sản phẩm cùng loại có các đặc tính và thông số giống như nhau. Thông thường mỗi hãng có một cách ký hiệu riêng về thông số model để có thể giải thích sơ qua về một số thông số trên ổ cứng đó.
  • Serial number: Mã số sản phẩm, mỗi ổ cứng có một số hiệu này riêng. Thông số này thường chứa đựng thông tin đã được quy ước riêng của hãng sản xuất về thời gian sản xuất hoặc đơn thuần chỉ là thứ tự sản phẩm khi được sản xuất.
  • Firmware revision: Thông số về phiên bản firmware đang sử dụng hiện thời của ổ cứng. Thông số này có thể thay đổi nếu người sử dụng nâng cấp các phiên bản firmware của ổ cứng (nhưng việc nâng cấp này thường rất hiếm khi xảy ra).

Một số hãng sản xuất phần mềm có thể sử dụng các thông số trên của ổ cứng để nhận dạng tình trạng bản quyền của phần mềm trên duy nhất một máy tính, tuy nhiên cách này không được áp dụng rộng rãi do việc đăng ký phức tạp, không thuận tiện cho quá trình nâng cấp ổ cứng của người sử dụng.

THIẾT ĐẶT CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA Ổ CỨNG

THIẾT ĐẶT PHẦN CỨNG

Cầu đấu (tạm dịch từ jumper) là một bộ phận nhỏ trên ổ cứng, chúng có tác dụng thiết đặt chế độ làm việc của các ổ cứng.

Thiết đặt kênh

Lựa chọn các kênh trên cable IDE: Các ổ cứng theo chuẩn giao tiếp ATA thường sử dụng hai kênh (trên cùng một cáp truyền dữ liệu), chúng có thể được đặt là kênh chính (Master) hoặc kênh phụ (Slave). Việc thiết lập chỉ đơn giản cần cắm các cầu đấu vào đúng vị trí của chúng trên các chân cắm. Về vị trí, chúng luôn được hướng dẫn trên phần nhãn hoặc viết tắt cạnh cầu đấu như sau: MA (hoặc chỉ M): Master, SL (hoặc chỉ S): Slave; CS (hoặc chỉ C): Cable select (tự động lựa chọn theo cáp truyền dữ liệu).

Để giúp ổ cứng hoạt động tốt hơn, nên chọn các ổ cứng chứa các phân vùng có cài hệ điều hành làm kênh chính, các ổ cứng vật lý có tính dùng phụ, dùng cho lưu trữ hoặc các tập tin không được truy cập thường xuyên nên đặt tại ổ phụ (slave).

Thiết đặt chuẩn giao tiếp

Một số ổ cứng sử dụng giao tiếp SATA thế hệ thứ 2 (300 MBps) có thể hoạt động phù hợp hơn với bo mạch chủ chỉ hỗ trợ giao tiếp SATA thế hệ đầu tiên (150 MBps) bằng cách đổi các cầu đấu thiết đặt. Hướng dẫn về cách đổi có thể được ghi trên nhãn đĩa hoặc chỉ có thể tìm thấy trong các phần hướng dẫn tại website của hãng sản xuất.

THIẾT ĐẶT PHẦN MỀM

Thiết đặt phần mềm ở đây là các cài đặt, phân hoạch trên các ổ cứng giúp cho ổ cứng làm việc. Trong phạm vi bài viết về Ổ đĩa cứng, các mục dưới đây được trình bày tóm lược.

Phân vùng (Partition)

Phân vùng (partition): là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các cylinder gần nhau với dung lượng theo thiết đặt của người sử dụng để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Sự phân chia phân vùng giúp cho ổ cứng có thể định dạng các loại tập tin khác nhau để có thể cài đặt nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một ổ cứng. Ví dụ trong một ổ cứng có thể thiết lập một phân vùng có định dạng FAT/FAT32 cho hệ điều hành Windows 9X/Me và một vài phân vùng NTFS cho hệ điều hành Windows NT/2000/XP/Vista với lợi thế về bảo mật trong định dạng loại này (mặc dù các hệ điều hành này có thể sử dụng các định dạng cũ hơn).

Phân chia phân vùng không phải là điều bắt buộc đối với các ổ cứng để nó làm việc (một vài hãng sản xuất máy tính cá nhân nguyên chiếc chỉ thiết đặt một phân vùng duy nhất khi cài sẵn các hệ điều hành vào máy tính khi bán ra), chúng chỉ giúp cho người sử dụng có thể cài đặt đồng thời nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính hoặc giúp việc quản lý các nội dung, lưu trữ, phân loại dữ liệu được thuận tiện và tối ưu hơn, tránh sự phân mảnh của các tập tin.

Những lời khuyên dưới đây giúp sử dụng ổ cứng một cách tối ưu hơn:

  • Phân vùng chứa hệ điều hành chính: Thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ điều hành tại các vùng chứa phía ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có tốc độ đọc/ghi cao hơn, dẫn đến sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi động và làm việc được nhanh hơn. Phân vùng này thường được gán tên là C .
  • Phân vùng chứa hệ điều hành không nên chứa các dữ liệu quan trọng bởi chúng dễ bị virus tấn công (hơn các phân vùng khác), việc sửa chữa khắc phục sự cố nếu không thận trọng có thể làm mất toàn bộ dữ liệu tại phân vùng này.
  • Phân vùng chứa dữ liệu thường xuyên truy cập hoặc thay đổi: Những tập tin đa phương tiện (multimedia) nếu thường xuyên được truy cập hoặc các dữ liệu làm việc khác nên đặt tại phân vùng thứ hai ngay sau phân vùng chứa hệ điều hành. Sau khi quy hoạch, nên thường xuyên thực thi tác vụ chống phân mảnh tập tin trên phân vùng này.
  • Phân vùng chứa dữ liệu ít truy cập hoặc ít bị sửa đổi: Nên đặt riêng một phân vùng chứa các dữ liệu ít truy cập hoặc bị thay đổi như các bộ cài đặt phần mềm. Phân vùng này nên đặt sau cùng, tương ứng với vị trí của nó ở gần khu vực tâm của đĩa (inner zone).

Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để quy hoạch các phân vùng đĩa cứng: fdisk trong DOS, Disk Management của Windows (2000, XP) và một số phần mềm của các hãng khác, nhưng có thể chúng chỉ đơn thuần là tạo ra các phân vùng, xoá các phân vùng mà không thay đổi kích thước phân vùng đang tồn tại, chúng thường làm mất dữ liệu trên phân vùng thao tác. Partition Magic (hiện tại của hãng Symantec) thường được nhiều người sử dụng bởi tính năng mạnh mẽ, giao diện thân thiện (sử dụng chuột, giống các phần mềm trong môi trường 32 bit) và đặc biệt là không làm mất dữ liệu khi thao tác với các phân vùng.

Định dạng của phân vùng

Lựa chọn định dạng các phân vùng là hành động tiếp sau khi quy hoạch phân vùng ổ cứng. Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng mà cần lựa chọn các kiểu định dạng sử dụng trên ổ cứng. Một số định dạng sử dụng trong các hệ điều hành họ Windows có thể là:

  • FAT (File Allocation Table): Chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me (và các hệ điều hành sau ). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3 ký tự mở rộng) trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows 9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB dữ liệu.
  • FAT32 (File Allocation Table, 32-bit): Tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows 95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng tối đa của một phân vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).
  • NTFS (Windows NT File System): Được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista. Một phân vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 exabytes.

Không chỉ có thế, các hệ điều hành họ Linux sử dụng các loại định dạng tập tin riêng.

Format

Format là sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông thường.

Format cấp thấp

Format cấp thấp (low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder (bao gồm cả các ‘khu vực” đã trình bày trong phần sector). Format cấp thấp thường được các hãng sản xuất thực hiện lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ cứng khi tiến hành định dạng lại).

Khi các ổ cứng đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên trong ổ cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể kéo dài thêm một chút thời gian làm việc của ổ cứng để lưu các dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự đọc/ghi trên các track đang bị lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng lại (có thể hiểu đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó của track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các track mới).

Không nên lạm dụng format cấp thấp nếu như ổ cứng của bạn đang hoạt động bình thường bởi sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: Sự thao tác sai của người dùng, các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ cứng. Nếu như một ổ cứng xuất hiện một vài khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che dấu nó bởi đó không chắc đã do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.

Tôi đã sử dụng một ổ cứng từ những năm 1995 cho đến nay nhưng chưa thấy có hiện tượng rơ rão cơ khí như nhắc đến trong bài.

Format thông thường

Định dạng mức cao (high-level format) là các hình thức format thông thường mà đa phần người sử dụng đã từng thực hiện (chúng chỉ được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong các hệ điều hành (DOS hoặc Windows), hình thức format này có thể có hai dạng:

Format nhanh (quick): Đơn thuần là xoá vị trí lưu trữ các ký tự đầu tiên để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ liệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu muốn format nhanh: sử dụng tham số “ /q” với lệnh trong DOS hoặc chọn “quick format” trong hộp lựa chọn của lệnh ở hệ điều hành Windows.

Format thông thường. Xoá bỏ các dữ liệu cũ và đồng thời kiểm tra phát hiện khối hư hỏng (bad block), đánh dấu chúng để chúng không còn được vô tình sử dụng đến trong các phiên làm việc sắp tới (nếu không có sự đánh dấu này, hệ điều hành sẽ ghi dữ liệu vào khối hư hỏng mà nó không báo lỗi - tuy nhiên khi đọc lại dữ liệu đã ghi đó mới là vấn đề nghiêm trọng).Đối với bộ nhớ Flash thì cũng không nên format nhiều dễ làm hỏng ổ đĩa.

Tham số khi format

Ở dạng format cấp thấp, các thông số thiết đặt phần nhiều do phần mềm của hãng sản xuất xác nhận khi bạn nhập vào các thông số nhìn thấy được trên ổ cứng (Model, serial number...) nên các thông số này cần tuyệt đối chính xác nhằm tránh sự thất bại khi tiến hành.

Ở dạng format thông thường, nếu là hình thức format nhanh (quick) thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất, còn lại có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước đơn vị (nhỏ nhất) của định dạng là cluster (trong Windows XP mục Allocation unit size trong hộp thoại lựa chọn format).

Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 byte bởi không thể nhỏ hơn kích thước chứa dữ liệu của một sector (với kích thước một sector thông dụng nhất là 512 byte). Các kích thước còn lại có thể là: 1024, 2048, 4096 với quy định giới hạn của từng loại định dạng (FAT/FAT32 hay NTFS).

Sự lựa chọn quan trọng nhất là phân vùng cần định dạng sử dụng chủ yếu để chứa các tập tin có kích thước như thế nào. Để hiểu hơn về lựa chọn, xin xem một ví dụ sau: Nếu lưu một tập tin text chỉ có dung lượng 1 byte (bạn hãy thử tạo một tập tin text và đánh 1 ký tự vào đó) thì trên ổ cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 512 byte để chứa tập tin này với việc lựa chọn kích thước đơn vị là 512 byte, còn nếu lựa chọn cluster bằng 4096 byte thì kích thước lãng phí sẽ là 4096 - 1 = 4095 byte.

Nếu như lựa chọn kích thước cluster có kích thước khá nhỏ thì các bảng FAT hoặc các tập tin MFT (Master File Table) trong định dạng NTFS lại trở lên lớn hơn.

Như vậy ta nhận thấy: Nếu ổ cứng sử dụng cho các tập tin do các phần mềm văn phòng thường ngày (Winword, bảng tính Excel...), nên chọn kích thước nhỏ: 1024 hoặc 2048 byte. Nếu chứa các tập tin là dạng các bộ cài đặt phần mềm hoặc các tập tin video, nên chọn kích thước này lớn hơn. Đặc biệt ở các ổ cứng nhỏ dành cho thiết bị di động thì sự lựa chọn thường là 512 byte (đây cũng thường là lựa chọn khi format các loại thẻ nhớ).

Windows có thể cho bạn biết một tập tin kích thước thực (size) của nó và kích thước chứa trên đĩa (size on disk) của nó bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Điều này giúp bạn có thể nhận ra sự lãng phí đã nêu . Phần mềm Partition Magic của Symantec có thể so sánh việc lựa chọn kích thước các cluster trên một phân vùng tồn tại dữ liệu.

ỨNG DỤNG CỦA Ổ CỨNG

Ổ đĩa cứng được sử dụng chủ yếu trên các máy tính như: máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy chủ, máy trạm…

Với các thiết bị lưu trữ dữ liệu chuyên dụng như: các thiết bị sao lưu dữ liệu tự động hoặc các thiết bị sao lưu dữ liệu dùng cho văn phòng/cá nhân bán trên thị trường hiện nay đều sử dụng các ổ cứng. Khi ổ cứng có dung lượng ngày càng lớn, chi phí tính theo mỗi GB dữ liệu rẻ đi khiến chúng hoàn toàn có thể thay thế các hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng trước đây như: băng từ (mà ưu điểm nổi bật của chúng là chi phí cho mỗi GB thấp).

Ngày nay, một số hãng sản xuất ổ cứng đã có thể chế tạo các đĩa cứng rất nhỏ. Các ổ cứng nhỏ này có thể được sử dụng thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, thiết bị cầm tay, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc cá nhân, tai nghe không dây, máy quay phim kỹ thuật số (thay cho băng từ và đĩa quang với ưu thế về tốc độ ghi và sự soạn thảo hiệu ứng tức thời)...

Những thiết bị gia dụng mới xuất hiện đáp ứng nhu cầu của con người cũng được sử dụng các ổ cứng như: Thiết bị ghi lại các chương trình ti vi cho phép người sử dụng không bỏ sót một kênh yêu thích nào bởi chúng ghi lại một kênh thứ hai trong khi người sử dụng xem kênh thứ nhất, hoặc đặt lịch trình ghi lại khi vắng nhà.

MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ GHI CHÚ TRONG ENTRY

- Nhiều người sử dụng thường gọi ổ C, ổ D…nhưng thực chất chúng chỉ là các phân vùng (partition) trong ổ cứng để tiện cho việc phân chia khu vực lưu trữ dữ liệu theo các mục đích riêng. Cách hiểu này nhiều khi được sử dụng ở các bài viết chính thống, tuy nhiên ở các bài viết cẩn thận, người truyền đạt thường sử dụng từ “ổ vật lý” để nói đến toàn bộ khối ổ cứng, nhằm tránh sự hiểu nhầm đến các “ổ luận lý”.

- Một số người sử dụng đã làm mát ổ cứng bằng cách gắn các quạt làm mát thổi trực tiếp vào bo mạch của chúng (thổi từ dưới lên, có một số nơi lại bán sẵn các các vỉ làm mát kiểu này), điều này hoàn toàn không cần thiết bởi bo mạch của ổ đĩa thường không tiêu thụ công suất quá lớn khiến các linh kiện của chúng nóng lên và bo mạch được làm mát không thể hấp thụ nhiệt từ các đĩa từ, động cơ của ổ cứng. Mặt khác điều này còn làm cho bo mạch chứa nhiều bụi sau một thời gian làm việc, chúng có thể trở thành môi trường dẫn điện nếu thời tiết trở nên ẩm thấp. Cách tốt để tản nhiệt ổ cứng là thổi không khí vào chúng từ phía trên hoặc phía ngang. Một số vỏ máy tính đã thiết kế quạt làm mát thổi song song với ổ cứng lấy gió từ phía mặt trước của thùng máy.

- Trong quá trình làm việc, hệ điều hành hoặc các phần mềm kiểm tra đĩa cứng, nếu chúng đọc và ghi dữ liệu tại một vị trí nào đó không thành công trong vài lần, chúng sẽ đánh dấu “khối hư hỏng” vào đó nhằm tránh sự ghi dữ liệu tiếp theo vào vị trí này. Nhiều trường hợp bởi một lý do khác mà hệ điều hành có thể đánh dấu sai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nguyễn Nam Trung: Cấu trúc máy tính và thiết bị ngoại vi. NXB Khoa học Kỹ thuật 2000
  • Scott Mueller: Upgrading and Repairing Pcs, 17th Edition.

CHÚ THÍCH

1^. Ổ cứng tí hon 1,8 inch đạt kỷ lục 250 GB, Lê Nguyên (theo EnGadget) đăng trên VnExpress, 2008.

XEM THÊM

Vén màn công nghệ phục hồi dữ liệu ổ cứng, Mai Huy đăng trên VnEpress, 03/2009.

Tr Minh Linh (2007-2008)

(Mặc dù bài này đã được đăng tải trên một số website, nhưng tôi công nhận rằng nó là của tôi, và chịu trách nhiệm về sự công nhận này)

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2008

Những cái nhìn khác về "Bản quyền"

Nhân đọc bài "Từ thành kiến chống lại lợi ích xã hội" nói về vấn đề "bản quyền" trên báo VnEconomy, tôi cũng có vài suy nghĩ ở một hướng mà tôi cho rằng nó khác so với bài này.

Phần dưới đây nguyên văn bài viết trên VnEconomy, được báo điện tử Dân Trí và Quản Trị Mạng đăng lại.

Khi thành kiến chống lại lợi ích xã hội

Từ vụ Harry Potter Ngay sau khi tập 7 Harry Potter được xuất bản, đã có một cuộc đua dịch lại truyện này sang các thứ tiếng khác nhau trên mạng. Tại Trung Quốc, 12 bản dịch khác nhau xuất hiện. Có những bản dịch xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bản tiếng Anh ra mắt. Nhiều fan hâm mộ tại Chile cũng chia nhau dịch cuốn truyện ra tiếng Tây Ban Nha. Một thiếu niên dịch truyên này ở Pháp đã bị bắt, tuy nhiên sau đó được thả ra với lời cảnh cáo không phát tán… Không riêng gì NXB Trẻ của Việt Nam mà rất nhiều NXB khác trên thế giới, như Pháp, Trung Quốc,… đã ký mua bản quyền độc quyền cuốn truyện ăn khách này đều tỏ ra tức giận. Một điều thoạt nhìn có vẻ khá hài hước là trong khi các nhà xuất bản làm rầm rĩ về việc bản quyền thì chính tác giả lại tỏ ra rất thờ ơ. Đại diện của J.K. Rowling, tác giả bộ truyện này, đã nhiều lần tuyên bố họ không thể và không có ý định ngăn cản bạn đọc dịch truyện Harry Potter vì động cơ thưởng thức riêng tư, nếu như các bản dịch không được công bố rộng rãi cho công chúng. Rõ ràng đây chỉ là một cách nói khéo rằng tuy không nói là ủng hộ, thì tác giả cũng đồng thời tỏ rất rõ lập trường đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các fan cuồng nhiệt của bộ truyện và NXB. Rõ ràng, đại diện của nữ nhà văn này thừa biết sẽ chẳng có lợi lộc gì nếu chẳng may làm mất cảm tình của những fan hâm mộ cuốn sách. Mà công chúng đỏng đảnh thì chẳng thế nào đoán trước được hậu quả, và thực sự phiền toái nếu đột nhiên có một chiến dịch tẩy chay tác phẩm của bà.

... đến âm nhạc số Vấn đề hoàn toàn tương tự khi bước sang địa hạt âm nhạc. Cho đến giờ, những nguời đấu tranh mạnh nhất trong việc đòi bản quyền các bản nhạc trên mạng lại hiếm khi là ca sĩ, nhạc sĩ mà xem ra đều là những đại diện của công nghiệp ghi âm. Hơn nữa, các tác giả hay ca sĩ có lý khi hoài nghi sự xâm phạm của internet với tác quyền của họ. Xét cho cùng, không gì có sức lan tỏa nhanh và tạo ra fan hâm mộ hiệu quả bằng internet. Mà việc tác phẩm của mình tiếp cận được rộng rãi công chúng xét cho cùng cũng là mong muốn của tất cả những người làm nghệ thuật. So với các nhà văn, các ca sĩ còn cẩn thận với các fan hâm mộ hơn nhiều, vì hơn ai hết, họ hiểu các fan đóng một phần quan trọng trong sự nghiệp của mình. Những nhà sản xuất tại sao lại tức giận? Về cơ bản, các nhà xuất bản hay các hãng ghi âm cho rằng, việc phân phối tự do nội dung trên mạng đã tước đi một phần lợi nhuận của họ từ những người lẽ ra đã mua sản phẩm của họ nếu chúng không xuất hiện trên mạng. Thực ra cũng khó mà chứng minh được một người xem bản “mềm” Harry Potter trên mạng rồi sẽ không có nhu cầu mua bản in Harry Potter nữa. Hoặc chí ít cũng có cơ sở để tin rằng số người bị mê hoặc với nội dung truyện từ việc đọc bản mềm mà quyết định mua bản cứng cũng đông chẳng kém những người không mua. Trừ phi anh ta không đủ tiền mua hoặc anh ta thực sự không có nhu cầu đọc sách. Cả hai trường hợp thì đằng nào anh ta cũng sẽ không mua Harry Potter, và như vậy là nhờ có internet mà tác giả K.Rowling có thêm một độc giả. Rất khó để chứng minh rằng nếu không tiêu dùng các sản phẩm truyện/nhạc trên mạng internet thì người ta sẽ chuyển qua tiêu dùng các sản phẩm này trong những dạng thông thường của nó. Có cả một hệ thống rào cản từ việc quảng bá, phân phối những sản phẩm này cho đến quyết định sử dụng. Có một khả năng khác là sự phân phối qua mạng thực tế đã mở rộng thị trường những người tiêu dùng nhu cầu nghe/đọc. Trên thực tế, các nhà xuất bản và các hãng ghi đĩa tức giận vì một nguyên nhân khác. Với việc phân phối các sản phẩm trên một môi trường mới và tự do sao chép, các nhà xuất bản mất đi vị thế độc quyền của họ trong việc phân phối các tác phẩm đến công chúng, theo cả hai chiều: với độc giả và với tác giả. Việc người tiêu dùng có thêm lựa chọn tiêu dùng khác sẽ không cho phép các nhà sản xuất nội dung nâng giá lên quá cao. Việc tác giả/ca sĩ có thêm một kênh phát hành khác cũng mang đến nguy cơ các nhà sản xuất không được trả cho họ quá thấp - đặc biệt với những tác giả/ ca sĩ không thuộc loại quá ăn khách. Với lĩnh vực âm nhạc thì sự khác biệt có tinh tế hơn. Sự ra đời của các loại máy nghe nhạc, các loại điện thoại di động thông minh thực sự đã tạo ra một lớp người nghe với nhu cầu mới, quay lưng với các đĩa nhạc truyền thống. Rõ ràng mang theo một chiếc iPod hay một chiếc máy nghe nhạc mp3 nhỏ xinh của Sony có thể chứa được vài nghìn bài hát thì dễ chịu hơn nhiều so với việc phải kè kè chiếc máy nghe đĩa to tướng trước kia, mà cho dù người ta đã làm nó nhỏ đến mức tối đa thì vẫn phải nhỉnh hơn chiếc đĩa. Đâm ra nền kinh doanh âm nhạc thế giới có thể sẽ phải đứng giữa hai lựa chọn: hoặc loại bỏ hết iPod, hoặc trong chừng mực nào đó, lờ đi cái thứ gọi là “bản quyền”.

Bản quyền bảo vệ người giàu hay người nghèo Những quy định ngặt nghèo về bản quyền, trên thực tế là không bảo vệ hoặc không nhất thiết bảo vệ quyền lợi của tác giả mà đúng ra nó bảo vệ lợi nhuận của người phân phối. Về cơ bản đó là một công cụ bảo hộ hai mặt. Một mặt nó khuyến khích và tạo động lực cho các nhà xuất bản/ghi âm phân phối tác phẩm đến công chúng. Mặt khác, chính nó cũng giới hạn khả năng phân phối tự do ra khắp xã hội thông qua việc cấm sao chép. Bhawati, Stiglizt, những kinh tế gia hàng đầu về toàn cầu hóa, từng lớn tiếng đòi phải đưa luật sở hữu trí tuệ ra khỏi các điều khoản thỏa thuận của WTO. Là những nhà kinh tế, hai nhà khoa học này hiểu rõ bản chất bảo hộ của luật bản quyền. Việc cố gắng sử dụng các biện pháp hạn chế các hình thức phân phối, sao chép trên thực tế là một sự thỏa hiệp của việc gia tăng lợi ích xã hội với lợi nhuận của nhóm kinh doanh các sản phẩm này (nhà xuất bản, hãng ghi đĩa) để họ phân phối tác phẩm ra công chúng. Ít nhất trong quá khứ, đây là hình thức chuyển tải duy nhất nội dung đến bạn đọc. Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam có nhận xét rằng “Không có nước giàu nào trả tiền sở hữu trí tuệ khi họ bắt đầu công nghiệp hoá. Nhật Bản thì nhập khẩu và sao chép công nghệ của Đức. Hàn Quốc thì nhập và chép công nghệ của Nhật. Mỹ thì nổi tiếng là “cóp” ý tưởng của Anh khi mới lập quốc, và bây giờ họ muốn các nước đang công nghiệp hoá phải chi tiền. Điều đó sẽ vô cùng đắt và ngăn cản Việt Nam tiếp cận công nghệ. Nhưng Mỹ rất chú ý bảo vệ sở hữu trí tuệ vì những công ty lớn của họ đang kiếm lãi từ đó” Như vậy bản quyền không tốt và cũng không xấu. Đơn giản là nên đặt nó nằm ngoài phạm trù đạo đức mà nhìn nhận nó như một công cụ bảo vệ của một mô hình kinh doanh. Cần một mô hình kinh doanh mới Trong khi sự tranh cãi về mức phí bản quyền tập trung vào giá của từng bài hát, có vẻ như những người lên tiếng cho bản quyền quên mất rằng lợi nhuận thu được không chỉ phụ thuộc vào giá mà còn phụ thuộc vào số lượng người chi tiền. Mức phí quá cao sẽ thu hẹp kích thước thị trường của tác phẩm. Trong trường hợp này tổng lợi ích xã hội sẽ suy giảm trên mọi phương diện. Tổng lợi nhuận thu được cũng xsẽ đồng thời giảm cùng với sức lan tỏa của tác phẩm. Từ phía khác, những nhà cung cấp nội dung có lẽ cũng cần suy nghĩ về một mô hình kinh doanh mới tương thích với môi trường kinh doanh đặc thù này. Thách thức đặt ra là một mắt mô hình đưa ra vẫn phải chấp nhận sự phát triển của internet và các thiết bị kỹ thuật số, mặt khác phải có cơ chế tạo ra được nguồn thu cho các tác giả, ca sĩ… Sẽ là vô nghĩa khi chống lại thực tại. Mà thực tại của ngành kinh doanh nội dung là không gian số hóa: internet, điện thoai di dộng… Lịch sử kinh doanh nội dung hẳn sẽ còn phải nhắc đi nhắc lại lời xin lỗi muộn màng tuy dũng cảm của ông chủ Warner Music khi đã bỏ qua những nhu cầu có thật của người dùng Internet. Cần sớm gạt bỏ những thành kiến (conventional wisdom) về vấn đề đạo đức của bản quyền, và trả nó về đúng phạm trù kinh doanh. Cần những nghiên cứu và cái nhìn thấu đáo, những hội thảo chuyên ngành để cân bằng quyền lợi các bên, trên nguyên tắc chung tổng lợi ích xã hội phải tăng.

____

Phần dưới đây là những suy nghĩ của tôi - của một người. Những suy nghĩ này chỉ đơn thuần là nhìn từ một hướng khác cho bài trên - nó không phải là tổng thể vấn đề hay những giải pháp toàn diện cho vấn đề.

Nhìn theo một cách khác

Tại sao tác giả, ca sĩ... lại không phê phán vi phạm bản quyền

Một mặt khác toàn bộ bản quyền của bà đã giao phó cho nhà xuất bản, như vậy sau khi nhận được các khoản thanh toán với nhà xuất bản thì không còn một khoản lợi nhuận nào được sinh ra hoặc mất đi khi những người hâm mộ bà đọc những cuốn sách chính thống hay đọc những bản dịch trên Internet.

Trường hợp này cũng giống như ca sĩ với hãng phát hành đĩa hát. Thường thì các ca sĩ ở Việt Nam chưa tự thành lập một hãng riêng của mình để có thể thực hiện toàn bộ các công đoạn cho việc kinh doanh giọng hát của mình. Nếu phụ thuộc vào các nhà xuất bản thì toàn bộ vấn đề liên quan đến tác quyền (với nhạc sĩ sáng tác) sẽ do nhà xuất bản đứng ra lo liệu. Một mặt khác, với sự xuất hiện quá đông các ca sĩ hiện nay thì việc làm thế nào để được chú ý hơn so với các ca sĩ khác lại là điều mong muốn nhất của họ. Có thể những điều đó khiến cho các ca sĩ không bao giờ phàn nàn về vấn đề bản quyền.

Còn đối với nhạc sĩ thì sao, một số nhạc sĩ có phong cách nhạc sĩ đúng nghĩa với âm nhạc, họ coi thường danh vọng, tiền bạc để cho ra các tác phẩm bất hủ. Các nhạc sĩ khác có thể sống đúng nghề thường sẽ được các nhà xuất bản âm nhạc mua đứt bản quyền (độc quyền sử dụng), do đó cũng đa phần họ không có nhiều ý kiến về tác quyền. Những nhạc sĩ mới, chưa có danh tiếng thì có lẽ sẽ hiểu rằng nên để các tác phẩm của mình đến công chúng nhiều hơn là bắt đầu thu lợi từ tác phẩm.

Hướng kinh doanh nào hài hoà cho việc phát kiến rộng rãi ra công chúng các bản nhạc, bài hát nhưng lại đảm bảo vẫn có thể kinh doanh? Ta có thể dễ nhận biết rằng một dàn âm thanh chất lượng cao (cả trong dân dụng và máy tính) sẽ không phát nhạc online bởi hầu hết các phần mềm nghe nhạc trực tuyến khó điều chỉnh âm sắc theo sở thích người nghe, một mặt khác chất lượng đường truyền khó đảm bảo có thể truyền được đầy đủ chất lượng. Nếu như hiểu được rằng đĩa audio có chất lượng cao hơn nhiều lần so với các loại nhạc số (đã được lược bớt để giảm kích thước tập tin âm thanh - theo chế độ lấy mẫu) và sự phát triển trong công nghệ âm thanh thì các đĩa DVD audio còn có thể cho ra các chất lượng cao hơn nữa. Vậy nên những người nghe nhạc thực sự, chú tâm đến chất lượng sẽ mua các đĩa nhạc chứ không tải nhạc về nghe - họ khác hẳn với những người nghe nhạc online. Do đó mà nên chăng quy định mức giá cho nhạc online thấp hơn, và có một quy định về chất lượng âm thanh thấp hơn (giả sử các tập tin âm thanh ở 64 Kbps) là thoả mãn cả hai đường. Nếu như vậy thì nhạc online chính là một hình thức tiếp thị, như một bản demo cho bản nhạc chính với chất lượng cao hơn.

Còn nếu như cho phép tải toàn bộ một bản nhạc với chất lượng cao mà không muốn phải trả tiền cho tác giả, ca sĩ hay hãng băng đĩa nếu đã mua trọn bản quyền? Lúc đó, hãy nghĩ đến bản quyền.

Chỉ vì YouTube hoặc iPod để nói không với bản quyền?

Internet có buồn tẻ nếu không còn website chia sẻ video số 1 thế giới YouTube? Thực tế là không, nó vẫn vui vẻ như trước khi YouTube xuất hiện, hoặc chí ít chỉ buồn tẻ đối với một số người coi nó là số 1, người thích thưởng thức các đoạn phim ngắn, các video cá nhân. Các tác phẩm điện ảnh vẫn được chiếu trong rạp với chất lượng cao, hoặc trên các đĩa Blu-ray để người dùng có thể thưởng thức trên các hệ thống giải trí gia đình.

iPod có lỗi thời và đáng vất đi? Ý tưởng về chiếc máy nghe nhạc xuất phát từ việc số hoá các bản nhạc đã được mua (theo các đĩa nhạc, hoặc mua trực tuyến) để mang theo mình và nghe bằng tai nghe (cho riêng mình) một cách thuận tiện. Tuy nhiên không phải ai cũng thích những thiết bị giải trí di động như vậy, do đó nó không phải lý do để nói không với bản quyền.

Bản quyền với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung?

Đối với tri thức, kiến thức, công nghệ cơ bản sẽ không có khái niệm "bản quyền". Sự phát triển của khoa học - công nghệ được đưa đến như một tri thức chung mà không ai có thể ngăn cấm được, cũng không ai nắm giữ nó, đăng ký nó. Ví dụ: nguyên lý của động cơ hơi nước, động cơ diezen...chẳng ai giữ cả. Toán học, vật lý, hoá học...thì chẳng có khái niệm "bản quyền".

Những cái gì có - Đó là bí mật công nghệ. Chúng ta thừa hiểu nguyên lý của nhà máy điện hạt nhân, về vệ tinh ...hay đơn giản hơn: nguyên lý một chiếc ô tô, xe máy - nhưng chúng ta không làm được. Hoặc ngay như một nhà máy nhiệt điện đầu tiên do một công ty lắp máy ở Việt Nam làm tổng thầu, về các bí mật công nghệ thì đã có các nhà thầu phụ cung cấp cả nguyên lý lẫn thiết bị, nhưng rồi cũng đã lâu lâu mà chưa đạt công suất, đó không phải lỗi tại công nghệ, bí mật gì cả.

Đối với công nghệ thông tin, bản quyền lại là một vấn đề lớn khi muốn tuân thủ nó, chủ yếu là phần lớn người sử dụng không muốn đổi thói quen để mò mẫm đi lại từ đầu với các hệ điều hành miễn phí, phần mềm miễn phí. Nếu như dự án OLPC cài hệ điều hành Windows thì khác, nhưng nếu từ đứa trẻ đã tiếp xúc với các hệ điều hành mở thì có thể những đứa trẻ ấy sẽ chẳng bao giờ muốn học lại cách dùng Windows nếu như người ta cho nó một cái máy tính cài sẵn và có bản quyền như vậy. Do đó bản quyền không không ngăn cản, mà chính nhận thức và thói quen của chúng ta đã và sẽ ngăn cản sự phát triển nếu sống chung với bản quyền.

Do đó, về mặt công nghệ, chúng ta không lo lắng rằng bản quyền sẽ làm rào cản cho nó cho sự phát triển.

Bản quyền không phải là thứ gì ghê gớm

Bản quyền không phải những thứ gì quá ghê gớm, quá xa vời như một số người nghĩ. Nó nhiều khi đơn giản chỉ là ghi nhận công sức bỏ ra của các tác giả...Nếu không dùng từ "bản quyền", mà dùng từ "sở hữu trí tuệ" chúng ta sẽ cảm thấy nó thân thiện hơn.

Bản quyền cũng là động lực cho các tác giả nghiên cứu để sở hữu bài viết, yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin phải trả tiền cho công sức của họ. Hiểu đơn giản, tiền nhuận bút của bài viết cũng là tiền bản quyền. Bài viết đó cùng với vô số các bài viết khác được đưa lên mạng không phải là cho không người đọc, mà người đọc đã phải xem quảng cáo. Thực sự thì tôi cũng chưa thấy một tờ báo nào trả tiền bản quyền mà không tìm nguồn thu từ quảng cáo cả. Còn báo giấy thì sẽ không bán được tại các địa phương có thể truy cập Internet một cách rộng rãi, dân trí đa số chưa biết đến mạng Internet, hoặc chỉ bán cho những người mong muốn cầm tờ báo để hít hà mùi mực như một thói quen thời CNTT chưa phát triển.

Thử hình dung, các bài viết trên các báo được copy của nhau mà không nêu rõ nguồn lấy, điều đó khiến người đọc phân vân không biết nó xuất phát từ đâu, nó có uy tín hay không?. Lúc đó sẽ chỉ còn là sự ngang bằng, một bài viết trên blog cũng như một bài viết trên báo chính thống. Cũng thử hỏi nếu tác giả nào viết các bài phê phán đòi hỏi bản quyền lên các báo chí mà không nhận được nhuận bút - thì họ có mạnh mẽ phê phán như thế không?

Bản quyền vẫn là động lực cho các hãng phần mềm có thể viết các phần mềm tốt hơn. Hãy hình dung, nếu không có bản quyền, bạn sẽ chẳng được sử dụng một phần mềm nào nữa, không được nghe một bản nhạc nào nữa...bởi người viết phần mềm, người viết bài hát không chỉ có thể hít khí trời để sống. Lúc đó, chúng ta lại hi vọng rằng sẽ nhận được các phần mềm miễn phí từ các dự án phi lợi nhuận - nhưng chẳng thèm đếm xỉa đến ai là người đã viết phần mềm đó - hay nói cách khác không chăm chút cho cái nhu cầu về "danh vọng" của họ - mà một phần nào đó thì cũng thúc đẩy họ viết phần mềm hoặc cùng tham gia các dự án mở.

Đừng xấu hổ khi nói đến bản quyền

Thực tế là trên 80% các máy tính ở các nước mới phát triển đều vi phạm bản quyền về phần mềm, thậm chí các cơ quan báo chí, các hãng viết phần mềm cũng vi phạm bản quyền, những tác giả phê phán vấn đề vi phạm bản quyền...cũng đều vi phạm. Điều đó làm chúng ta thấy xấu hổ, rồi căm thù hai từ này. Nhưng đừng vì thế mà dè dặt khi nói đến nó, điều tốt hơn là hãy định hướng dần dần khái niệm này, ý thức này đến mọi người để hài hoà giữa người cho và người nhận, người giàu và người nghèo...

Thoả mãn những yêu cầu bản quyền không thể thực hiện một sớm một chiều, nhưng thà muộn còn hơn không.

Tham khảo, nguồn lấy: - Khi thành kiến chống lại lợi ích xã hội, bài đăng trên Dân Trí (lấy theo VnEconomy), 16/4/2008.

- Bản quyền trên mạng: Đi tìm nguyên nhân cơn giận dữ, bài đăng trên Quản Trị Mạng (lấy theo VnEconomy), 16/4/2008.

Tr Minh Linh (17/4/2008)

(Bản quyền: Tôi cho phép sử dụng mục thứ hai của bài "Nhìn theo một cách khác" cho mọi mục đích, với điều kiện ghi rõ lấy từ blog này)

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

Mưa hạ - em giờ ở đâu...

Có những lúc giở lại những trang sổ tay cũ mà lại thấy những kỷ niệm hiện về. Tự nhủ: hãy gập lại, gập lại, gập lại... kẻo mình lại chẳng làm được gì mất.

Hôm qua và hôm nay

. (tặng anh MSL)

Hôm qua có nốt nhạc rơi

Ngẩn ngơ đi tìm lời hát

Đêm qua có vì sao ngơ ngác

Vỡ từ khoảng trống vầng trăng

Hôm nay có một cuộc đời

Đi tìm nơi trú ngụ

Đêm nay có một giấc ngủ

Đi tìm những giấc mơ

. bơ vơ

. khắc khoải

. chập chờn

Mưa Hạ

_____

...Một buổi trưa hè, mấy thằng trong phòng đang đang liu tiu ngủ thì có tiếng gõ cửa, những tiếng gõ rất khẽ chẳng khiến ai để ý. Cuộc sống ký túc xá khiến người ta quen với mọi thứ ồn ào, với cái chung, với nhiều người và với cả sự thô lỗ khi đạp cửa rầm rầm.

Rồi thì tôi cũng nhoài dậy ra mở cửa một cách khó chịu. Trời, một em gái. Nhưng cũng đã quen với cảnh người nhà thăm bạn, tôi hỏi "Bạn hỏi ai?". Cô gái nhẹ nhàng "Xin hỏi anh, đây có phải phòng của anh M* S** L*** không ạ ?".

Tôi giật mình, đó là tôi. Mà không phải, đó là bút danh của tôi.

Cả phòng nhớn nhác mặc quần áo và thu dọn đồ đạc vứt bừa bãi trong khi tôi nói chuyện với cô gái ở ngoài hành lang. Cũng chẳng hiểu vì sao mà buổi trưa tĩnh lặng là thế mà mấy phòng khác gần đó cũng biết được có bạn gái tới thăm, chúng nó thò cổ ra ngó, nói đế vài câu vu vơ. Còn tôi thì ngượng ngùng, nói chuyện lí nhí. Ờ, mà tôi thời đó đâu có lớn gì.

Cô nói "Em là bạn của một người quen với anh"...

Cô gái rất nói chuyện rất tự nhiên, mấy thằng sinh viên trong phòng túm lại như chưa từng nhìn thấy con gái, cũng phải thôi, đó hình như là bản tính của sinh viên cái trường khô khan này. Còn tôi thì cố lục lọi những thứ gì quen quen trong những lời nói đó. Nhưng không thể, tôi không biết được.

Cô chơi một bản nhạc bằng cây đàn ghi-ta của một thằng trong phòng. Còn tôi thì tiếc rằng mình đã không học đánh đàn như chúng nó. Cả phòng lặng im nghe bản nhạc đó, tôi không nhớ đó là bản gì cả...Tệ thật, cả thời đó và bây giờ tôi cảm thấy có cái gì tê tê chạy khắp người.

Rồi cô cũng chào tạm biệt tôi và mọi người trong phòng, tôi ngơ ngẩn nhìn theo cái bóng dáng nhỏ nhắn khuất xa dần. Mấy thằng bạn ồn ào xung quanh hỏi han tôi về cô gái, nhưng tôi thì nào biết gì ngoài thông tin "là bạn của một người quen".

Suốt mấy tuần, tôi gạn lọc những lá thư cũ và mới để mong tìm được thông tin, nhưng chẳng lá thư nào nói đến một nhân vật, một tính cách cụ thể giống như những gì cô gái ấy đã cho thấy trong buổi đến thăm phòng chúng tôi.

Tôi cũng tự hỏi mình "Có phải là yêu không nhỉ?", thật khó trả lời, nói yêu thì cũng không, nói không yêu thì cũng chẳng phải, nhưng nó len lỏi đi cùng tôi lang thang trong một thời gian dài sau đó. Có hôm tôi hỏi Đức - thằng bạn thường đồng hành với tôi trong những đêm lang thang thuê chiếu ngủ ở ga Hà Nội xem cảm giác thế nào: "Này, mày nhận xét thế nào về em bé hôm đó", nó bảo "Chịu, mày phải tự hiểu". Đúng thế, hôm ấy Đức học buổi chiều, vả lại cũng chẳng thấy nó thổ lộ gì về tình yêu, hay về người yêu nó.

Rồi cuối cùng, tôi cũng chắp mối lại được một chút về nhân vật "bạn của người bạn tôi" - đó chính là bạn tôi - những người bạn không được gặp mặt, mà chỉ qua những lá thư. Cô đã tặng tôi một bài thơ dưới cái tên Mưa Hạ mà tôi đã đưa nó nên đầu những dòng hồi ký này. Những thông tin xung quanh chỉ là: Cô đang học cấp III ở một trường nào đó thuộc Hà Nội nhưng lại phía mạn Sóc Sơn, cũng trong năm trước đó cô đạt giải cao trong cuộc thi gì đó liên quan đến đánh đàn, cô bị cận thị nặng, gia đình của cô có nhiều khó khăn...

Không dám nhớ lại nhiều, bởi vì những chuyện đó đã quá lâu mà trí nhớ thì thường hỗn độn. Những lá thư có thể khơi gợi lại ngày ấy thì đã bị đốt sạch sau những biến động của cuộc đời tôi.

Và tôi viết những dòng này cũng chẳng mong sẽ tìm lại được người con gái ấy. Và...nếu điều thần kỳ xảy ra, em đọc những dòng này và liên hệ với tôi - Tôi sẽ nói gì nhỉ?...Mà chúng ta thì đang sống trong cuộc đời thực, đời thực thì không như tiểu thuyết...

MSL (xin phép cho tôi ký tắt như vậy)

Có những ngày lãng đãng...

Ngày lãng đãng là ngày mà ta lãng đãng, thật buồn cười.

Nó thường xuất phát từ một lý do nào đó khiến cho ta có cảm xúc, cái cảm xúc cứ lớn, cứ lớn lên rồi vỡ oà xuống bàn phím, như không dừng lại được...nhưng mà, điều tệ hại là cảm xúc thường thật, mà nói thật thì nhiều điều không được thích thú cho lắm cho người nghe.

Sáng nay vừa ngủ dậy đã thấy trời mưa to, mưa ào ào, sấm chớp nhì nhằng cả...đó là một lý do đầu tiên cho ngày lãng đãng. Mưa thì hay gây ra cảm xúc cho những kẻ đang yêu, nó làm cho người ta liên tưởng đến những giọt lệ của trời. Trời còn nhỏ lệ thì nói chi đến người.

Nhưng ta thì không còn yêu nữa rồi. Ít nhất thì hãy để hai thằng nhóc con nó sẽ tiếp tục thay người cha của nó làm việc này, và cầu trời, nó đừng như cha nó.

...Mưa thì cứ rơi, nhưng không lo phải đi làm, bởi hôm nay được nghỉ, mà nghỉ vì gì nhỉ...À, vì giỗ tổ Hùng Vương. Chợt, lo không biết mưa thế này thì hôm nay ở Đền Hùng sẽ tổ chức như thế nào đây? Che mấy cái bánh đại bự lại ư?. Rồi lại thấy buồn cười vì những ý nghĩ vớ vẩn, có nhiều người lo việc đó, mày không phải lo, đúng là dở hơi, ở tít đâu đâu, mà lại chẳng liên quan gì lại cứ đi lo chuyện đại sự.

Mưa à? À, mưa mùa hè. nghe quen quen nhỉ. đúng rồi, có một người lấy tên là Mưa Hạ đã tặng mìn một bài thơ, thế là viết về Mưa Hạ...viết mà cứ phải chạy đi chạy lại để trông giữ hai thằng con nghịch ngợm để mẹ nó đi chợ, làm cho dòng cảm xúc xưa cũ cứ lộn xộn, mà cái loại bài cảm xúc thì không nên sửa, sửa nó vô lý lắm. Ặc, lại nhớ đến sửa ại, mình có ông bác họ có tập thơ thủa nhỏ mà cứ sửa đi sửa lại rồi lại xuất bản, từ khi ông lớn thì chỉ thấy có tập phỏng vấn rồi lại thấy im hơi lặng tiếng.

Đăng xong thì xem qua cái blog một chút. Tình hình là đêm qua nhiều người truy cập qua Yahoo quá, bên trong hệ thống thì lèo tèo vài truy cập, những địa chỉ được lưu sẵn thì có ít. Nói chung là bên ngoài vào nhiều, chiếm đa số so với bên trong. Cả tuần nay đều vậy. Kể ra thì cũng buồn cười ở chỗ, chẳng bao giờ chú ý đến số người đọc, đến có bài nào được chọn hay không...hay đại khái là cái thái độ "coi thường mọi thứ về danh vọng" thì lại không kìm được một chút gì thích thú khi thấy cũng có nhiều người để ý đến blog của mình. Đó là "cái tôi" đã trỗi dậy...cái mà mình vẫn hô hào không nên quá quan trọng nó. Rồi. Hôm nào kiếm bài về "cái tôi".

Điểm qua mấy tin tức trên các báo xem có copy được thứ gì không, cái thời nay hình như mình bắt đầu lười đi khi mà quen cái thói copy và paste, ừ thình nó cũng là tình trạng chung: dùng chuột thích hơn dùng bàn phím mà. Rồi, một số tin hay đấy, nhưng khó mở rộng, hoặc mở rộng thì mất nhiều thời gian quá khi còn nợ đến mấy bài: phòng thủ Internet này, chuột máy tính, rồi về virus.., còn lại thì chẳng có tin gì đáng chú ý: toàn là "9x vào công viên", "học sinh lớp 8 hành xử kiểu xã hội đen", "9X bị gọi nghĩa vụ...", oài, có người đọc thì mới có người viết, trách ai bây giờ. Nhưng có điều là copy của nhau nhiều quá, không biết là copy như thế thì còn gì là uy tín các báo lớn nữa, ít nhất là báo lớn thì tự tìm tin, tự đưa tin thì mới tạo uy tín chứ nhỉ. Thôi! Còn cái blog của mình thì cũng copy đó thôi. Rồi, mình thì chỉ là tự đọc và soạn lại cho mình hiểu, soạn lại vài câu viết thái quá, câu thì sai chính tả...thì cũng phải đọc chứ không lại sinh ra thói thấy cái gì dài dài là ngại thì thôi rồi.

Hôm nay chẳng có bài nào để dành từ hôm qua cả, có mấy bài soạn offline hôm T7, CN thì thứ hai tung ra hết rồi, còn mấy bài đặt chế độ riêng tư thì cũng trộn vào hôm qua, làm mấy ID không đúng thứ tự cho lắm. Cũng thấy hay hay cái sự xuất bản blog, có những toan tính sắp xếp, có những phân bổ thơ văn, tin tức, chuyên ngành cứ như là "báo điện tử chính thống" vậy.

Nhưng có lẽ, hôm nay bất quy tắc chăng? Một bài hồi ký cá nhân (đúng tinh thần blog nhé) lại quá gần bài thơ, rồi bài lãng đãng này mà đăng ngay lại gần bài tâm sự cá nhân, nhưng nếu không đăng thì nó lại mâu thuẫn bởi thông tin về mưa với giỗ...

Kệ. Lãng đãng mà.

(buồn cười, không ký, cũng không chia sẻ, ai lại chia sẻ bài này bao giờ..^^..).

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2008

Thêm một bộ từ điển công nghệ trên nền Media Wiki

Cùng một xu thế chung của cộng đồng những người mong muốn chia sẻ kiến thức và sự phát triển tri thức viết bằng tiếng Việt, một nhóm các thành viên của dự án Wikipedia tiếng Việt đã tự ra mắt một bộ "từ điển công nghệ" với phương châm "mở" như đã từng thành công với bộ từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều đáng bàn về bộ từ điển này.

Tác giả Tạ Xuân Quan viết trên báo Thanh Niên Online: "Đây là kết quả từ sự cộng tác của chính các độc giả khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các độc giả có kiến thức chuyên môn về các ngành công nghệ mà từ điển đề cập tới. Là dự án vì cộng đồng, phi lợi nhuận và thuộc dạng từ điển mở, bất kỳ ai cũng có quyền đóng góp kiến thức của mình để biên tập, sửa chữa, bổ sung,... một thuật ngữ, một khái niệm nào đó. Tuy nhiên để đảm bảo tính đúng đắn và khoa học thì các thông tin này đều phải qua kiểm duyệt, phân loại bởi đội ngũ quản lý"[1]. Tuy nhiên tác giả này cũng chưa nói rõ rằng "đội ngũ quản lý" hiện nay của bộ từ điển này có bao gồm những người có chuyên môn về từ điển hay không(?), làm việc được trả lương hay dựa trên tinh thần tựnguyện, hoặc như từ điển được một tổ chức nào hỗ trợ, chịu trách nhiệm về nội dung hay chỉ là sự đóng góp tự nguyện...Những điều này rất ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động và phát triển của từ điển sau này.

Để tìm hiểu về bộ từ điển này, tác giả tự tìm đến theo địa chỉ đưa trong bài viết, và sơ bộ có các nhận xét, đánh giá như sau:

Định hướng về nội dung

"Từ điển công nghệ" có thể bao gồm hai hướng phát triển:

  • Bộ từ điển giải thích về các từ thuộc vào công nghệ.
  • Bộ từ điển nói về các vấn đề công nghệ mang tính "bách khoa" - có nghĩa nó giải thích rất rộng cho nghĩa ở một từ.

Tuy nhiên ở đây chưa có một giải thích cụ thể và rõ ràng nào về bộ từ điển này. Nếu chỉ để giải nghĩa từ thì khó có thể cạnh tranh đối với các bộ từ điển tra từ khác (ví dụ: Baamboo, Wiktionary...), còn nếu định phát triển thành một từ điển mang tính bách khoa trong mỗi mục từ thì những bài cụ thể hiện nay chưa nói lên điều đó.

Cho đến hiện nay, theo lời giới thiệu trên chính website thì "Từ điển công nghệ" là một cuốn từ điển tự do liệt kê các thuật ngữ thường được dùng trong các ngành công nghệ (trước mắt là công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông), là kết quả của sự cộng tác của chính các độc giả từ khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các độc giả có hoạt động chuyên môn hoặc có hiểu biết về các ngành công nghệ mà "Từ điển công nghệ" đề cập tới. Đây là một định hướng đúng khi giới hạn nội dung, nó tránh được nhiều sự phiền toái và tranh cãi, bất đồng xảy la liên miên giống như ở Wikipedia nói chung và Wikipedia tiếng Việt nói riêng về các vấn đề chính trị, tôn giáo và sắc tộc. Công nghệ luôn là điều mà mọi người cùng mong muốn hướng tới - không bị ràng buộc bởi các niềm tin chính trị hay tôn giáo của người tham gia.

Chưa có nhiều người tham gia

Cho đến 10h10 (GMT+7) ngày 13/4/2008 thì bộ từ điển này mới có 345 bài viết, 123 thành viên đã đăng ký tài khoản, trong số đó có 5 thành viên (chiếm 4,07% trên tổng số) là người quản lý [2]. Những sửa đổi bài viết cho thấy rằng vẫn chưa có nhiều thành viên tích cực tham gia sửa đổi tại bộ từ điển này (thậm chí khi tôi đăng ký thử thì là người đầu tiên viết vào ngày 13/4/2008)[3].

Một đặc điểm cần quan tâm là sự ổn định hoạt động, sự bền vững với thời gian, thì chưa tìm thấy một thông tin nào nói về những điều này. Các thành viên có thể sẽ không yên tâm khi mà tích cực đóng góp một thời gian rồi toàn bộ website bị đóng cửa bởi một lý do nào đó ban quản trị không còn tiếp tục hoạt động nữa. Nội dung bài viết và các công cụ làm việc

Đa số các bài hiện tại chỉ là một nội dung rất ngắn, hầu như chỉ là một định nghĩa chưa đầy đủ. Những bài kiểu này tại Wikipedia tiếng Việt được xếp vào loại "Chất lượng kém" và có thể bị xoá nhanh nếu thông tin quá hiển nhiên hoặc xoá sau 7 ngày nếu không được cải thiện. Tuy nhiên đối với bộ từ điển này thì có thể nó được ban quản lý chấp nhận vì trong giai đoạn đầu phát triển, hoặc định hướng của từ điển chỉ là giải thích từ một cách thông thường.

Những công cụ, tiêu bản phục vụ cho việc viết bài và để quản lý hiện nay vẫn chưa có hoặc chưa hoàn thiện. Thật nguy hiểm nếu như một người phá hoại nào đó tạo ra hàng loạt bài với nội dung thô tục hoặc phá hoại, xoá bài mà chúng không được ngăn chặn hoặc xoá đi một cách kịp thời.

Điều đáng chú ý hơn là các hướng dẫn cách viết bài, cách trình bài trong bộ từ điển chưa được xây dựng. Mặc dù theo cách viết ở các dự án Wiki thường đơn giản hơn so với phải làm quen với các mã HTML, nhưng hầu như những người mới biết đến từ điển này lần đầu mà chưa làm quen với wiki thì sẽ rất khó khăn để trình bày một bài. Đây là những cản trở đầu tiên và dễ gây nản chí ở các thành viên mới đăng ký.

Các thông tin khác

  • Địa chỉ: http://tudiencongnghe.com
  • Địa chỉ server của bộ từ điển trực tuyến này được xác định là 208.113.24.95 được đặt tại Hoa Kỳ[4].
  • Bộ từ điển này không có liên kết đến các tập tin hình ảnh, âm thanh tại dùng chung tại Commons, muốn sử dụng hình ảnh trong bài thì các thành viên phải tự tải liên các hình ảnh đó.

Lời kết

Dù sao thì bất kỳ dự án nào cũng có điểm bắt đầu với những nội dung sơ sài, nhưng cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi giới thiệu rộng rãi ra cộng đồng. Việc giới thiệu hiện nay ra đông đảo người sử dụng trên một báo điện tử đã có uy tín như Tuổi Trẻ Online trong thời điểm này là hơi vội vàng.

Chú thích: - (1) Từ điển công nghệ trực tuyến, bài củaTạ Xuân Quan trên Thanh Niên Online, 17:29:54, 12/04/2008.

- (2) Đặc biệt: Thống kê - trên Từ điển công nghệ mở, số liệu tính đến 10h10 (GMT+7) ngày 13/4/2008.

- (3) Đặc biệt: Thay đổi gần đây- trên Từ điển công nghệ mở, số liệu tính đến 10h10 (GMT+7) ngày 13/4/2008.

- (4) Xác định thông tin về IP 208.113.24.95

Tr Minh Linh (13/4/2008)

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

Virus máy tính ngày nay

Bài viết đã được chuyển sang blog mới của tôi tại: http://tman75hd.blogspot.com/2008/04/virus-may-tinh-ngay-nay.html Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Phần mềm diệt virus

Bài viết đã được chuyển sang blog mới của tôi tại: http://tman75hd.blogspot.com/2008/04/phan-mem-diet-virus.html

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này!

Kiếm tiền nhờ blog trên thế giới và ở Việt Nam

TRÊN THẾ GIỚI

Một blogger với phòng ngủ cũng là phòng làm việcHơn hai tuần trước, Russell Shaw, một blogger 60 tuổi chuyên về công nghệ, gửi đến biên tập viên ở trang web ZDNet, nơi ông làm việc một email có nội dung: “Đã có ý tưởng cho bài viết. Bây giờ nghỉ một chút, sẽ viết bài tối nay hoặc ngày mai”. Nhưng ông đã không bao giờ tỉnh dậy để hoàn thành bài viết ấy. Russell Shaw đột tử không lâu sau khi gửi mail.

Trước đó bốn tháng, Marc Orchant, một blogger khác, chết vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 50.

Blogger thứ ba, Om Malik, 41 tuổi, sống sót sau một cơn đau tim, nhưng từ nay có lẽ phải giã từ bàn phím. Những cái chết (hoặc chết hụt) của họ đều ít nhiều liên quan đến sự quá tải với blog.

Viết nhiều thì tiền nhiều

Ba cái tên kể trên là những nhân vật “lão làng” trong giới blog tại Mỹ. Theo báo New York Times, có hàng chục ngàn người Mỹ đang say sưa với nghề viết blog. Họ được gọi là người viết tin thời sự trên mạng. Họ “múa phím” trên hầu hết các mảng đề tài, từ thể thao, chính trị, kinh tế đến giải trí. Một số người viết cho vui, nhưng hàng ngàn người đang viết blog với tư cách là nhân viên của các trang web thông tin.

Thông thường, những blogger này được trả công theo từng bài viết, ít nhất là 10 USD một bài. Có blogger được trả tiền dựa trên lượng người đọc blog. Một số trang web như Gawker Media trả “lương cứng” cho blogger, sau đó thưởng thêm tùy theo chỉ số người truy cập, ví dụ thưởng nếu bài viết có trên 100.000 lượt người xem trong một tháng. Sau đó mục tiêu được nâng cao hơn, tương tự kiểu chia hoa hồng trong kinh doanh: càng viết nhiều, càng được nhiều tiền.

New York Times dẫn nguồn những người trong cuộc cho biết mức thu nhập khởi điểm của hầu hết blogger ở những trang web lớn là 30.000 USD/năm, cá biệt có người kiếm được đến 70.000 USD/năm. Một số ít “cánh chim không mỏi” có thể đạt thu nhập hơn sáu con số, và vài doanh nghiệp trẻ đã bắt đầu xây dựng những “tiểu quốc” của riêng mình trên mạng với doanh thu hàng trăm ngàn USD mỗi tháng.

Trả giá bằng sức khỏe

Chưa có nghiên cứu chính thức cho thấy tầm nguy hiểm của việc viết blog quá độ với sức khỏe, nhưng bạn bè và người thân của những blogger từng tử nạn tin rằng cái chết của họ không ít thì nhiều đều do lối làm việc quá tải gây ra. Russell Shaw tử vong tại một khách sạn ở San Jose, nơi ông đến để viết tin về một hội nghị khoa học kỹ thuật. Bạn gái của ông cho biết ông đã chịu áp lực rất lớn, dù đó là áp lực do chính ông tạo ra.

Điều đáng lo ngại là ngày càng nhiều blogger đang đi vào vết xe đổ của Russell Shaw. Nhiều người biến nhà riêng thành phòng làm việc, trang bị đầy đủ đồ nghề từ điện thoại đến máy tính nối mạng 24/24 và tự vắt kiệt sức mình do bị cuốn theo sự cạnh tranh khốc liệt của công việc.

Michael Arrington, người sáng lập và đồng biên tập TechCrunch (blog về công nghệ phổ biến tại Mỹ), là một nạn nhân của sự cạnh tranh trong thế giới blog. Anh đã biến nhà thành văn phòng làm việc cho mình và bốn nhân viên khác. Sau ba năm miệt mài với blog, Arrington tăng gần 14kg và bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng. “Không lúc nào bạn không lo lắng có bị sót tin bài không, kể cả khi ngủ. Phải chi các blogger được nghỉ viết từ 20 giờ đến sáng hôm sau nhỉ? Nhưng chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra!” - anh than thở.

Cạnh tranh khốc liệt

Tốc độ là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Một phần ngàn giây đủ quyết định bài viết của ai lên mạng trước, kéo theo là lượt người đọc và phần chia quảng cáo. Vì thế, nhiều blogger thậm chí không dám đi ngủ vì sợ bị sót tin. Matt Buchanan, 22 tuổi, blogger cho Gizmodo, một trang web thông tin chuyên cập nhật tin tức về các sản phẩm điện tử mới, chỉ ngủ khoảng năm giờ mỗi ngày và ăn uống rất thất thường. Chàng cử nhân tốt nghiệp Đại học New York bồi bổ bằng cách pha viên bổ sung protein vào cà phê để uống. Nhiều lần không chế ngự nổi cơn buồn ngủ, anh gục ngay bên bàn phím.

Tình trạng ngủ quên bên bàn phím của nhân viên đã trở thành chuyện thường đối với Brian Lam, biên tập viên trang Gizmodo. “Nếu tôi không nghe động tĩnh gì từ cậu ấy, tôi sẽ nghĩ ngay: Matt lại lăn quay rồi! Chuyện đó xảy ra cũng đã 4-5 lần” - Brian Lam chia sẻ.

Làm quản lý với thu nhập cao hơn blogger, Brian cũng phải chịu nhiều áp lực hơn. Anh nổi tiếng là chuyên gia thức khuya tại văn phòng - nhà của mình ở San Francisco để tổ chức tin bài cho trang web. Brian nói nếu không nhờ kinh nghiệm làm vận động viên boxing trước đây thì anh cũng đã quị từ lâu dưới sức ép công việc hiện nay. Anh cũng rất lo lắng cho đội ngũ nhân viên blogger của mình, thường khuyến khích họ nghỉ ngơi, đi du lịch. Nhưng anh cũng thừa nhận các blogger chịu rất nhiều sức ép, không chỉ về tài chính mà còn về tiến độ công việc.

Theo Brian, chính sự tiến hóa của nền kinh tế “trả tiền cho từng cú nhấp chuột”, chứ không phải các tiêu chuẩn báo chí, đã tạo sức ép về lượng người đọc và doanh thu. Điều đó đã hút các blogger lao vào viết điên cuồng, bất chấp việc đánh đổi sức khỏe, thậm chí mạng sống của chính mình.

Xuất bản blog thành sách

Blog bookPenguin đã từng trở thành nhà xuất bản đầu tiên nhất gia nhập trào lưu nói trên với việc mua lại bản quyền xuất bản cuốn nhật ký trực tuyến “La Petite Anglaise” của Catherine Sanderson - một người bị sa thải chỉ vì viết blog. Vụ mua bán này đã trở thành một trong những đề tài được thảo luận nhiều nhất tại Hội chợ sách Frankfurt trong năm 2006.

“Chúng tôi đã xem xét mọi bài viết của Sanderson và nhận thấy rằng đó là những bài viết thực sự tốt,” Katy Follain – một chuyên gia của Penguin – cho biết. “Chính vì thế chúng tôi đã đi đến quyết định ký hợp đồng mua lại bản quyền blog của Samderson để xuất bản thành sách. Samderson Blog sẽ được xuất bản thành hai tập sách”.

Giá trị của bản hợp đồng giữa nhà xuất bản Penguin và Catherine Sanderson không được tiết lộ, nhưng các chuyên gia trong ngành dự đoán khoản tiền mà Penguin bỏ ra có thể lên tới 6 con số. Dự báo này đã gây không ít ngạc nhiên bởi chỉ có những tác giả có những cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất (best selling) mới được trả một khoản tiền như vậy. Dự kiến cuốn sách blog “La Petite Anglaise” sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào mùa xuân năm 2008.

“Tôi không dám chắc về giá trị của bản hợp đồng giữa Penguin và Catherine Sanderson, nhưng chúng ta hãy thử giả dụ con số đó là 500.000 bảng Anh (khoảng 942.700 USD). Điều này đồng nghĩa với việc để thu về khoản đầu tư đã bỏ ra thì Penguin phải bán được ít nhất 1 triệu bản sách La Petite Anglaise” Richard Charkin - Chủ tịch điều hành của MacMillan Richard Charkin - nhận định trên chính blog của ông.

Ở VIỆT NAM

Đó là các cách kiếm tiền của các blogger trên thế giới, còn ở Việt Nam các blogger có thể kiếm tiền hoặc ít nhất là tìm cách mang lại lợi ích cho họ về mặt kinh tế được không?

Dự định của một nhà cung cấp

Hiện nay, các dịch vụ blog ở VN chưa có chế độ trả tiền cho blogger. Theo ông Vòng Thanh Cường, phụ trách sản phẩm mạng xã hội Yobạnbè, thì trong năm nay, Yobạnbè có thể sẽ xây dựng các giải pháp cụ thể để tính nhuận bút cho các blogger. Theo đó, những blogger có các bài viết có giá trị, đem lại thông tin thiết thực và hữu ích cho cộng đồng sẽ được tính nhuận bút. Cách tính có thể dựa vào mức độ quan tâm của người đọc thông qua số lượng người truy cập (page view) hoặc các lời bình luận (comment) đối với các bài viết.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là một dự định của nhà cung cấp đối với các blogger có khả năng, số còn lại khó có thể được trả tiền nhờ các bài viết chưa đạt tầm ngắm của nhà cung cấp dịch vụ. Viết blog dễ cho chính cá nhân đó nhưng cũng là khó nếu đạt được mức độ được đa phần công chúng chấp nhận. Chỉ có các blog thoả mãn rất nhiều yếu tố mới có thể đảm bảo được lựa chọn của các nhà cung cấp dịch vụ blog theo như ý định nói trên.

Ngẫu nhiên và tự định hướng

Một số blogger tự tìm lấy hướng đi của mình khi đã được một số báo giấy và báo điện tử chú ý, họ có thể nhận được các hợp đồng từ các báo này một cách vô tình. Một số nhà báo cũng từ nhu cầu viết blog đã trở thành cộng tác viên của nhiều báo.

Blogger Cô gái Đồ long (phóng viên báo CA TP.HCM), “khoe” rằng blog của cô một ngày có trung bình 10.000 người xem, hôm nào có bài hay đến 15.000 người vào xem. Thấy vậy, một tờ báo đặt hẳn cô viết 4 trang blog mỗi số. Khi hỏi nhuận bút có bằng với các bài viết trên báo không, cô cười: “Cũng cao… cao”.

Một số blogger lại nghĩ ra cách kiếm tiền bằng cách cung cấp các dịch vụ nho nhỏ trên blog của mình cho các blogger khác, chẳng hạn như nhận trang trí blog, thiết kế hình nền, thiết kế font chữ, viết thông tin quảng cáo…

Một blogger cho biết, xu hướng sắp tới, sẽ có nhiều blogger khai thác kinh doanh ngay trên blog của mình. Quan trọng là các bài viết của họ có chất lượng và đủ sức hấp dẫn để “lôi kéo” các nhà tài trợ nhảy vào quảng cáo. Chỉ cần vài hợp đồng là các blogger có thể sống khoẻ.

Quảng cáo trên blog và những mâu thuẫn

Quảng cáo trên blog là một ý tưởng dễ nhìn thấy bởi các blogger dày kinh nghiệm, tuy nhiên lại có nhiều mâu thuẫn và sự ràng buộc về thoả thuận sử dụng giữa blogger với nhà cung cấp dịch vụ của họ.

Để một blog được nổi tiếng, trước hết blog đó phải được nhiều người biết đến. Xuất phát tốt nhất thường là các nhóm blogger trên cùng một nhà cung cấp dịch vụ và có các hoạt động trao đổi qua lại (bởi các comment) với nhau mang tính cộng đồng. Bằng tài năng của chủ nhân, có thể blog đó trở nên nổi trội hoặc được sự quan tâm của nhiều người đọc dẫn đến lượt truy cập hàng ngày lớn. Khi đó có thể blogger này sẽ nhận được một lời mời đặt quảng cáo hoặc tự liên hệ với nơi có nhu cầu đặt quảng cáo. Mâu thuẫn xuất hiện từ đây: Nhà cung cấp dịch vụ blog mong muốn mình nhận được tiền quảng cáo, còn chủ nhân blog lại tin rằng chính họ mới có quyền đó.

Để tránh sự mâu thuẫn này, nhiều blogger đã tự mua domain để làm blog mà không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Nếu cách này nếu thực hiện từ đầu thì lại được ít người biết đến blog đó, và do đó thường là có những sự đi vòng: Tức là đăng ký và tham gia ở một nhà cung cấp dịch vụ nào đó cho đến khi đủ uy tín thì tách ra thực hiện blog riêng, kéo theo một số thành viên khác quen biết cùng hợp sức khi muốn duy trì số lượt truy cập hàng ngày để nhận được các hợp đồng quảng cáo.

Tuy nhiên không phải blogger nào cũng có thể “ra ở riêng” được, họ gặp nhiều phiền toái quanh việc mua domain, thuê chỗ lưu trữ trên server, đối phó với sự phá hoại từ hacker nghịch ngợm hoặc tư cách pháp nhân với luật pháp sở tại về cung cấp và công bố thông tin… Những phiền toái này thường được nhà cung cấp dịch vụ chịu hết khi họ cùng ở dưới một mái nhà chung.

***

Vẫn là 1001 chuyện về blog, tôi nghĩ rằng đã là blog thì cần phải có người xem - nếu không muốn ai xem thì không cần viết blog, mà đánh các dòng chữ vào một trang Word còn đỡ phải phụ thuộc vào tình trạng Internet.

Nếu như ai đó không coi blog là một cuốn nhật ký mở như ban đầu nữa, mà biến nhu cầu nói nên cảm xúc của mình thành sự kiếm lợi nhuận thì nên đọc lại phần đầu bài viết này.

THAM KHẢO, NGUỒN LẤY

Sống với blog, chết cũng vì… blog!, bài của Thanh Trúc trên Tuổi Trẻ Online, 10/4/2008

Xuất bản blog thành sách: Trào lưu khoe mẽ?, bài của Trang Dung trên Vietnam Net, lấy theo Reuters, 10/10/2006

Kiếm tiền, kiếm việc từ blog, bài của Phương Nhi đăng trên Lao Động số 189, 16/08/2007

Tr Minh Linh (tổng hợp, nhận định)

11/4/2008