Mặc dù không hứng thú với việc chat thông qua các phần mềm IM, nhưng đôi khi để vẫn giữ liên lạc với những người bạn ảo cũ, thỉnh thoảng lại phải chat. Tuy nhiên, chỉ sau vài câu thăm hỏi xã giao, tôi tự thấy chán ốm, rồi cũng tìm cách nào đại loại như “Thôi mình đi ngủ nhé, bi bi” rồi thoát khỏi phần mềm này.
Không phải là lứa tuổi thích chat và cũng chưa từng thích thú đến mức nghiện nó, nhưng tôi không phản đối chat. Nếu như mọi người coi các phần mềm IM là kẻ thù thì có lẽ họ mới chỉ nhìn nhận vấn đề được coi là “tệ nạn” đối với những người nghiện chat mà thôi. Trên thực tế, chat là một hình thức nhắn tin cho nhau một cách nhanh chóng nhất, nó có thể được sử dụng trong công việc, nhưng cũng có thể bị lạm dụng để tạo ra các cuộc tán ngẫu kéo dài liên miên như một thứ bệnh nghiện vừa nêu.
Không thích không có nghĩa là không chat. Tôi đã chat với những người bạn trên mạng ảo trong một thời gian trước đây bằng phần mềm không thông dụng, và có lẽ phải nói rằng nó chưa được tung ra thị trường. Đó là ATOL (có lẽ nó được viết tắt từ: AnyTime Online), một phần mềm tích hợp đủ thứ trong một trong giai đoạn thử nghiệm của anh Đặng Minh Tuấn (còn gọi là “bác Tỳn”) cùng nhóm Vietkey Group và Việt Khang JSC phát triển phần mềm này có lẽ rằng dự định mang dự thi “Trí Tuệ Việt Nam” hồi đó. Tôi không phải là thành viên trong nhóm cũng như của Việt Khang, mà chỉ là một người tình nguyện thử nghiệm, phát triển cộng đồng.
Có thể nói ATOL là phần mềm có tính năng chat đầu tiên bằng tiếng Việt hoàn chỉnh ở Việt Nam, lúc đó Yahoo cũng hỗ trợ chat bằng Unicode, nhưng mã unicode lại khác, khiến cho chỉ có một vài phần mềm gõ tiếng Việt hồi đó như Vietkey, Unikey mới có thể chat bằng tiếng Việt trên Yahoo được. Nhưng tôi chưa hề gặp ai chat bằng tiếng Việt trên YM hồi đó để hiển thị một cách đầy đủ dấu cả, họ thường dùng mã VIQR, có nghĩa là quy ước là chính, ví dụ như nói: “Tôi viết tiếng Việt” thì được hiển thị đầy đủ bằng VIQR là “To^i vie^’t tie^’ng Vie^.t”, nhưng trên thực tế thì mọi người đã không viết chính thống như vậy mà viết tắt đi rất nhiều.
Khi chat, tôi nhận thấy nhiều điều kỳ lạ. Lạ nhất là có người bắt đầu viết “2″ với tôi. Lúc đó tôi không thể hiểu vì sao, sau đó lại còn viết hàng tràng dài “222222222″. Tôi cũng không hiểu nốt, tệ một nỗi là tôi chưa bao giờ khá tiếng Anh cả nên lúc đó tôi không thể biết rằng 2 chính là “Hi” và có nghĩa là chào vui vẻ. Rồi sau đó các biểu tượng biểu cảm như kiểu cười mỉm, cười nhe răng, cười to …hoặc mếu, khóc, thè lưỡi…làm tôi thú vị. Không thú vị làm sao được khi muốn bày tỏ trạng thái tâm lý một cách dễ dàng đến thế.
Suốt một thời gian khoảng vài tháng, tôi chat với những ký tự lạ lùng, loằng ngoằng và các biểu tượng như vậy, cả trên YM và ATOL (nhưng sau này vẫn không nghiện). Xuất hiện trên các chat room chỉ để giả vờ viết thử vài chữ tiếng Việt, vài người thấy lạ, liều quay sang hỏi (kiểu như: “u vi’t ba`ng ca’ch zi` za^y ?”), tôi đã chỉ bảo về cách sử dụng Vietkey để chat tiếng Việt, rồi mời sang dùng thử ATOL. Họ không sang thì thôi, nhưng vẫn miệt mài mời mọi người sử dụng YM có thể gõ tiếng Việt một cách chính thống, rõ ràng, đầy đủ.
Mặc dù đã có nhiều người đã gõ tiếng Việt trên YM những ngày hôm nay, nhưng vẫn không phải là tất cả! Tuy ATOL không còn tồn tại, YM viết bằng đủ thứ biến thể, nhưng vẫn cảm thấy vui vui vì mình cũng là những người đầu tiên mong muốn một sự trong sáng hơn cho tiếng Việt.
Dù mọi người đã viết bằng đủ thứ ký hiệu viết tắt, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là những cách viết để thuận tiện nhất cho việc truyền tải thông tin một cách nhanh nhất. Nó sẽ không thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ nói của họ, bởi vì khi nói, không thể làm thế nào nói được số 2 là hi để hiểu là chào, mà họ sẽ nói “Hai” có nghĩa là người hiểu ngay theo tiếng Anh là chào. Hoặc cũng không thể diễn tả các biểu tượng thành thái độ như thế giới ảo, họ thay cho nét mặt sẽ nhanh hơn nhiều. Có lẽ chính vì muốn viết thật nhanh, gõ thật nhanh nên với các cách bỏ dấu đầy đủ sẽ làm cho người ta gõ vào bàn phím chậm đi, nên tiếng Việt vẫn chưa được hiển thị đầy đủ là vậy.
Trong cuộc sống, có nhiều người đã sử dụng những từ tiếng Anh để bồi vào trong câu nói của mình như một sự hiểu biết, như một sự thông thạo ngoại ngữ, nhưng không phải là tất cả. Một số bài báo đã thể hiện sự báo động về tình trạng xuống cấp của ngôn ngữ, nhưng tôi vẫn thấy bình thường. Vậy thì tại sao họ kêu như vậy? Bởi xung quanh các công sở, trong giới trẻ thành thị người ta bắt đầu thể hiện sự thông thái, hiểu biết ngoại ngữ đến nỗi dùng nó thay thế cho các từ thông dụng hằng ngày. Nhưng nói nó xuống cấp là chưa thực sự nhìn ra xung quanh vùng công sở đó: những người ở nông thôn đâu có nói như vậy? Mà nông thôn lại chiếm số nhiều. Do vậy, đây cũng không phải là điều đáng ngại. Nếu thực sự là những điều này ảnh hưởng đến một cộng động dân cư ở đâu đó, thì sự ảnh hưởng này cũng chỉ như một sự nhất thời, cục bộ tại một địa phương mà thôi. Khi ra ngoài địa phương đó, họ tự thấy điều đó là khác thường và phải điều chỉnh lại chính hành vi của họ.
Viết báo thì không khó, với một vài nhận định cá nhân, thêm vài dẫn chứng kiểu như thằng cháu tôi nó thế này, cô bạn kia nói thế nọ chỉ để lấy ra làm ví dụ như một nguồn dẫn chứng một chiều, rồi sau đó đưa ra kết luận như một nhận định mới được công bố. Tôi thì chẳng tin tưởng những điều này lắm, nó giống như những câu chuyện tình yêu-hạnh phúc mà nhiều khi mang đầy tính hư cấu, đăng trên các tạp chí với đầy quảng cáo về mỹ phẩm (vì tôi là đàn ông nên có khắt khe khi nhận xét như vậy). Để nhận xét, đánh giá về xã hội, không chỉ cần mất vài tiếng, viết một bài, đăng lên báo để lấy nhuận bút vài trăm ngàn là xong, phó mặc bài viết được đồng ý, phản đối rồi sao chép chuyền nhau như những phát kiến mới. Mà muốn đánh giá điều đó, phải có các nghiên cứu một cách nghiêm túc trên một phạm vi nào đó (xin hãy đọc bài báo tôi trích dẫn ở phần dưới, nó mới là các phương pháp nghiên cứu về xã hội).
Còn tôi, trong một chừng mực nào đó thì vẫn sử dụng các biểu tượng này như một cách hài hước vui vẻ, chẳng hạn chế tác một kiểu cười độc đáo, sử dụng sự vui vui của đôi mắt đang cười theo kiểu tít mắt (giống như mấy nhân vật trong chuyện tranh quá) như thế này ^^ hoặc là ^_^ (có cả miệng) hay là cười “he he” nghe đêu đểu, hay là “ha ha” khoái chá, nhạo báng.
Nhưng tôi không thấy trong lời nói của tôi bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Có thể rằng việc mọi người sử dụng các cách ngắn viết ngắn gọn, sử dụng biểu tượng thì luôn phải tư duy xem thực hiện như thế nào để thể hiện điều đó, có nghĩa rằng lý trí phải suy nghĩ xem nên viết thế nào, nên không ảnh hưởng đến ngôn ngữ thể hiện ở đời thực được. Nếu như thế giới ảo chiếm suốt thời gian một con người: ví dụ liên tục chơi game online, chat quá 2/3 thời gian một ngày thì có lẽ nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sức khoẻ, tâm lý của họ. Thực tế thì số người này không nhiều, và nếu có, họ có thể không đủ tầm để ảnh hưởng đến xã hội xung quanh mà gây lây nhiễm bởi hai lý do: họ là người không có thời gian cho người thực xung quanh để giao tiếp, hoặc là họ chỉ là người tầm thường để tiếng nói không có trọng lượng ảnh hưởng đến xung quanh. Chưa ai hứng thú nghe một người cứ nói bằng ngôn ngữ lạ thường như người ở nước khác cả.
Không phải ngẫu nhiên tôi viết nhật ký bày tỏ thái độ của mình trước những “báo động” về suy thoái ngôn ngữ trên blog của mình. Bởi vì tôi không đồng ý với những báo động đó, và cũng vì tự nhiên lại đọc được một bài viết trên báo điện tử VietNam Net mà tôi cảm thấy đây là một công trình nghiên cứu của họ.
Xin giới thiệu bài viết này.
Việc người dùng thường xuyên sử dụng tin nhắn SMS và dịch vụ chat IM không gây tác động tiêu cực đến kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của họ, nghiên cứu mới nhất tại Canada kết luận. Theo các chuyên gia của Đại học Toronto, hiện tượng người dùng sử dụng các ký hiệu và cụm từ viết tắt chỉ phản ánh “một sự mở rộng ngôn ngữ tự nhiên mà thôi”. “Chúng khiến cho ngôn ngữ trở nên sinh động, phong phú và gần gũi với cuộc sống hơn - chứ không phải những ký tự khô cứng trên mặt giấy”, hai chuyên gia Sali Tagliamonte và Derek Denis tuyên bố. Thậm chí, dịch vụ chat IM còn cho phép giới teen “hòa trộn hài hòa, linh hoạt giữa ngôn ngữ chính thống với văn phong thông tục”. Trong công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí New Scientist số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Ngôn ngữ nước Mỹ″, các tác giả cho rằng: “Hoàn toàn trái ngược với định kiến phổ biến, IM không hề phá hủy khả năng giao tiếp của giới trẻ. Vẫn chính thống hơn văn nói Ngược lại, nó còn tạo cho dân teen “cơ hội để chơi đùa, nghịch ngợm và tung hứng với ngôn ngữ”. “IM là cuộc trò chuyện mang nặng tính tương tác giữa những người bạn với nhau. Mặc dù họ sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn phi chính thống, nhưng dù gì nó vẫn là giao diện viết - tức là vẫn “chỉn chu” hơn so với khi nói chuyện đãi bôi”, Tiến sĩ Denis chia sẻ. Ông và cộng sự Tagliamonte đã tiến hành phân tích hơn 1 triệu từ thường gặp trong giao tiếp IM - được sử dụng bởi 72 người trong độ tuổi từ 15 đến 20. Sau đó, họ phát hiện ra rằng: Mặc dù IM có chia sẻ một số mẫu câu với văn nói, song từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn “mang xu hướng bảo thủ và truyền thống”. Những từ viết tắt chỉ chiếm vẻn vẹn 2,4% số từ vựng phổ thông của IM mà thôi - đây là tỷ lệ được các tác giả mô tả là “cực nhỏ” trong nghiên cứu. Từ viết tắt duy nhất được ưa chuộng hơn hẳn so với “từ gốc” là “U”, với tần suất sử dụng cao gấp 9 lần so với “you”.
Tuy nhiên, tôi không vỗ tay cổ suý cho việc sử dụng quá nhiều những từ lóng, viết tắt hoặc
Phần trích dẫn lấy tại:
Nhắn tin không ảnh hưởng đến ngôn ngữ, Trọng Cầm (Theo VNUnet) đăng trên Việt Nam Net, 20/5/2008
Tr Minh Linh (20/5/2008)
____________
Mở rộng:
Một số ý nghĩa của biểu tượng trên phần mềm Yahoo! Messenger thường được sử dụng như sau:
Biểu tượng | Mã tương ứng | Ý nghĩa | ||
| :) | vui vẻ | ||
|
:( | buồn thiu | ||
| ;) | nháy mắt | ||
| :D | cười nhe răng | ||
| ;;) | long lanh ánh mắt | ||
| >:D< | ôm một cái | ||
| :-/ | bối rối | ||
| :x | yêu thế | ||
| :”> | thẹn thùng | ||
| :P | lè lưỡi | ||
| :-* | chụt chụt | ||
| =(( | tan nát cõi lòng | ||
| :-O | ngạc nhiên | ||
| X( | nổi cáu | ||
| :> | vênh mặt | ||
| B-) | sành điệu | ||
| :-S | lo lắng | ||
| #:-S | phù… toát mồ hôi | ||
| >:) | đồ quỷ sứ | ||
| :(( | khóc nhè | ||
| :)) | cười ngoác miệng | ||
| :| | chịu thôi | ||
| /:) | nhíu mày đăm chiêu | ||
| =)) | cười ngã lăn | ||
| O:-) | thiên thần | ||
| :-B | mọt sách | ||
| =; | đủ rồi | ||
| :-c | gọi điện nhé | ||
| :)] | đang bận điện thoại | ||
| ~X( | hết cách | ||
| :-h | tạm biệt | ||
| :-t | hết giờ | ||
| 8-> | mơ giữa ban ngày | ||
| I-) | buồn ngủ | ||
| 8-| | đảo mắt một vòng | ||
| L-) | yếu mà ra gió | ||
| :-& | không chịu nổi | ||
| :-$ | suỵt, bí mật nhé | ||
| [-( | giận rồi | ||
| :O) | làm mặt hề | ||
| 8-} | ặc ặc | ||
| <:-P | bị thổi còi | ||
| (:| | ngáp dài | ||
| =P~ | thèm nhỏ dãi | ||
| :-? | suy nghĩ | ||
| #-o | trời! | ||
| =D> | hoan hô | ||
| :-SS | gặp tình huống khó | ||
| @-) | bị thôi miên | ||
| :^o | được khen | ||
| :-w | đang đợi đây | ||
| :-< | thở dài | ||
| >:P | phbbbbt | ||
| <):) | cao bồi | ||
| X_X | sợ quá đi thôi | ||
| :!! | nhanh lên nào | ||
| \m/ | yeah! | ||
| :-q | không đồng ý | ||
| :-bd | đồng ý cả hai tay | ||
| ^#(^ | không phải tôi | ||
| :ar! | hải tặc (chỉ có ở YM trên web) | ||
| :o3 | cún con | ||
| :-?? | ai biết đâu | ||
| %-( | không nghe nữa đâu | ||
| :@) | lợn con | ||
| 3:-O | ụm bò | ||
| :(|) | khỉ gió | ||
| ~:> | gà tồ | ||
| @};- | hoa hồng | ||
| %%- | chúc may mắn | ||
| **== | quốc kỳ | ||
| (~~) | bí ngô | ||
| ~O) | cà phê | ||
| *-:) | ý kiến hay | ||
| 8-X | nguy hiểm | ||
| =:) | con bọ xấu xí | ||
| =:) | người ngoài hành tình | ||
| :-L | bực quá | ||
| [-O< | lạy trời | ||
| $-) | thấy tiền lóa mắt | ||
| :-” | huýt sáo | ||
| b-( | muốn gây sự à | ||
| :)>- | hòa nhé | ||
| [-X | không được đâu | ||
| \:D/ | vui quá | ||
| >:/ | có giỏi thì đến đây | ||
| ;)) | hi hi | ||
| :-@ | nói liên hồi | ||
| ^:)^ | đa tạ | ||
| :-j | ồ thôi mà | ||
| (*) | tỏa sáng | ||
| o-> | người hùng Hiro | ||
| o=> | cậu bé hoạt hình Billy | ||
| o-+ | cá tháng tư | ||
| (%) | âm dương | ||
| :bz | chú ong chăm chỉ | ||
| [..] | người máy biến hình (chỉ có ở YM trên web) |
Nguồn lấy (phần mở rộng): Cách dùng biểu tượng khi chat, Vũ Anh Tú (theo Yahoo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh sự góp ý của bạn cho blog!
- Nếu bạn không có các tài khoản để nhắn tin/bình luận bạn có thể chọn trong "Nhận xét với tư cách" với tài khoản "Ẩn danh" (Anonymous).
- Blog còn có các entry/bài viết khác mà bạn có thể xem qua, chúng được liệt kê tại entry Mục lục.
Cám ơn bạn đã đọc blog! Chúc bạn tìm được nhiều bài viết hay và hữu ích cho mình!