Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Kiếm tiền qua blog tiếng Việt: Chưa đến lúc!

Trước đây tôi cũng đã tổng hợp một entry về sự kiếm tiền qua blog dựa theo các bài viết trên báo chí hoặc blogger đã thành công, tuy nhiên những hướng dẫn điều đó theo các kinh nghiệm thành công của một số blog bằng tiếng Anh nên có thể chưa phù hợp với đa số các blog viết bằng tiếng Việt trong điều kiện hiện nay. Một mặt khác thì những nhà quảng cáo lại luôn thờ ơ với các website/blog bằng tiếng Việt. Kết hợp với sự nhận ra rằng một số blogger đã và đang kiếm tiền thông qua blog qua hình thức quảng cáo, nhưng sau một thời gian thì họ thường thất vọng, bỏ bê blog của mình. Để tự lý giải những điều trên thì tôi tự tìm hiểu về khả năng kiếm tiền trên blog viết bằng tiếng Việt trong thời gian hiện nay (2008) có khả thi hay không.

Lưu ý rằng entry này không nói đến hình thức có thể kiếm tiền thông qua các blog chuyên nghiệp cho mục đích riêng, ví dụ:

  • Một công ty nào đó lập ra các blog cho các mục đích riêng của công ty đó như: Giới thiệu về công ty, năng lực, sản phẩm, sự tương tác với khách hàng.
  • Một tổ chức xã hội lập ra cho các mục đích giao lưu, tương tác...thông báo chương trình hành động và khuyên góp tiền ủng hộ một mục đích nào đó.

Chỉ sau vài tháng mà các số thống kê trên blog của tôi đã tằng nhiều thế này! Thực ra nó đã không phải con số như thế! [Ảnh chụp màn hình của minhlinh36]NHỮNG NHẬN THỨC KHIẾN TA MUỐN KIẾM TIỀN TRÊN BLOG

Nhận thức về số lượt truy cập

Xuất phát ý tưởng kiếm tiền trên blog thường là do chủ nhân một blog nào đó tự cảm nhận đến một số truy cập trang blog mình là một con số lớn. Họ cảm giác rằng có rất nhiều người truy cập vào blog của họ, do đó họ bắt đầu nghĩ rằng nên thực hiện hai điều: Vừa hứng thú viết blog theo như sở thích của họ, vừa kiếm thêm một chút tiền từ quảng cáo. Nhận thức về số lượt truy cập các trang blog có thể chưa đúng khiến cho chủ nhân blog nóng lòng thực hiện quảng cáo hoặc mời mọc quảng cáo trên chính các blog của mình.

Ở phần này thì tôi chỉ giới thiệu một chút về số lượt truy cập thông qua cách hiểu của mình mà thôi.

Một số khái niệm theo cách hiểu của cá nhân

Thông thường thì có hai tham số về lượt truy cập một blog như sau:

  • page view: Số lượt trang entry được xem: Thông số này đếm số lượt trang được đọc bởi các trình duyệt, bot hoặc các lý do khác nữa mà các bộ đếm nhận ra chúng. Một người truy cập đến blog thì có thể tạo ra nhiều thông số này trong một thời điểm.
  • Visit: Số lượt người xem blog trong một khoảng thời gian nào đó. Trong một thời điểm giới hạn về thời gian thì một người đến một blog, dù có xem bao nhiêu entry thì thông số này chỉ đếm là một người.

Hai cách gọi này là không nhất quán nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ blog khác nhau: Ví dụ ở Sky.vn thì page view được gọi là hit, còn visit thì vẫn là visit (xem hình minh hoạ). Cho dù gọi thế nào thì bản chất của chúng vẫn là như trên, tuy nhiên khác nhau ở cách đếm mà thôi.

Trên lĩnh vực hấp dẫn các nhà quảng cáo thì hai số này đánh giá một blog có tiềm năng quảng cáo được tốt hay không. Trong mắt các blogger với nhau thì chúng đánh giá mức độ hot của các blog (theo cách gọi thông thường của lứa tuổi teen).

Chủ nhân một blog có thể nhận thấy hai số này cao, họ nghĩ rằng có rất nhiều người quan tâm đến blog của mình, và họ bắt đầu nghĩ đến kiếm tiền thông qua blog.

Thống kê như thế nào

Những nhận thức về page view hoặc visit trên mới chỉ là định nghĩa, chúng ta chưa biết được các tham số này được đếm như thế nào.

Để giải thích một chút về cách đếm visit, hit thì tôi lấy một ví dụ bằng hình ảnh chụp màn hình kết quả thống kê của một công cụ quản trị blog như thế này:

(Lưu ý rằng đây chỉ là cách đếm trước đây trên blog được cung cấp bởi Sky.vn, chúng có thể không đúng đối với các nhà cung cấp dịch vụ blog khác)

Ở đây thì mỗi một dòng trong mục thống kê này đã được đếm là một hit, tương đương với một page view. Còn sự khác nhau giữa các truy cập bằng IP là các visit. Chính vì vậy mà thông số này đã chưa còn chính xác đối với quan niệm của các blogger về page view và visit nữa. Bạn nhìn thấy trên blog của tôi tại http://minhlinh36.sky.vn đã từng được thống kê như vậy: Tất cả những sự đọc dữ liệu của các bot cho hãng tìm kiếm đều được đếm là các page view. Trong khung hình minh hoạ trên bạn có thể thấy Googlebot (version: 2.1) đã "đọc nhiều nhất" sau đó đến người đọc thực sự (thể hiện bởi tham số về trình duyệt web và hệ điều hành có hiển thị ra, và một phần còn lại là bot của Yahoo và bot đọc RSS của blog.

Tôi nghĩ rằng không phải chỉ có nhà cung cấp blog này đã thực hiện thống kê như vậy, mà còn các nhà cung cấp khác cũng đếm page view dựa trên những sự truy cập dữ liệu đối với mỗi blog. Đây cũng có thể là ý đồ khuyến khích blogger, nhưng cũng đơn thuần là vấn đề kỹ thuật đếm cần như vậy với mục đích tối ưu khả năng xử lý đồng thời trên các máy chủ.

Sự thống kê lượt truy cập blog bao giờ cũng gồm các hình thức:

  • Thống kê bởi nhà cung cấp dịch vụ blog, hoặc thống kê bởi người tự lập ra trang web. Tôi lấy ví dụ như sự thống kê bởi nhà cung cấp blog sky.vn mà tôi đã lấy ví dụ ở trên. Một trường hợp khác là người lập ra trang web hay blog nào đó bằng cách mua một tên miền (domain) rồi tự lập ra một trang web và tự viết (hoặc sử dụng code ở đâu đó) một bộ thống kê cho riêng mình.
  • Thống kê bởi một bên thứ ba - tức là người mà không bao giờ thiên vị cho bên nào cả.
  • Thống kê bằng chính các máy tính của những người duyệt web. Ở đây chúng thường là một phần mềm nhỏ dưới dạng một toolbar để có thể giám sát những người sử dụng đang truy cập vào site nào để báo về máy chủ của nó và xử lý. Hầu như những người am hiểu về bảo mật thường không bị các tiện ích của toolbar hấp dẫn họ - bởi vì họ cảm thấy không còn có sự riêng tư nữa khi sử dụng các toolbar này (hoặc có những nghi ngờ nào đó về vấn đề gửi dữ liệu đi đến nơi khác có thể bao gồm các dữ liệu hoặc link quan trọng đối với họ trong một môi trường làm việc với các liên kết ít được biết đến).

Những người làm công tác quảng cáo để lựa chọn một website hay blog thì bao giờ cũng muốn tìm đến các thông số thực sự của nơi mà họ định quảng cáo, do đó họ tìm đến bên thứ ba để đo đếm hiệu quả của sự quảng cáo của họ khi cố ý định đặt các quảng cáo. Lý do điều này là gì? Sự thống kê thông qua các công cụ mà một trang web lập ra không thể tạo ra sự trung lập được. Người ta có thể tạo ra các thông số lớn nhỏ là tuỳ ý, chẳng hạn như muốn số page view hoặc visit bao nhiêu là có thể do người viết ra trang blog hoặc website đó có thể lập trình mà nó có thể có thông số bao nhiêu là do người đó tự điền vào. Muốn thay đổi ư, không có gì khó khi mà người ta viết mã rằng số truy cập bằng 1 triệu + x (x là số truy cập thực). Sự viết cộng thêm này nhằm tạo ra sự tin tưởng và sống động (chẳng ai lại có một con số không thay đổi sau vài lần duyệt trang cả).

Vậy bên thứ ba đã đếm sự thống kê như thế nào mà tạo sự tin tưởng? Có thực sự như vậy không?

Vừa nói xong là bên thứ ba thống kê một website sẽ tạo ra sự tin tưởng hơn đối với những người phát triển quảng cáo. Tuy nhiên không phải là bên thứ ba thống kê đã là chính xác.

(Hình minh hoạ: Thống kê đối với cả các bot sẽ khiến cho có sự đếm toàn bộ các bot là lượt đọc. Nếu quả thực số lượt đọc một số entry như hình trên đúng do người đọc thì đó là những thành công lớn của các entry. Ảnh chụp màn hình công cụ quản lý của blog 1 của tôi)

Trước đây thì ở Việt Nam thường sử dụng Alexa làm thước đo cho sự truy cập một website/blog, tôi đã tập hợp các bài viết trên báo chí về nó để thành một entry có tên: Alexa không còn được tin tưởng ở Việt Nam. Để giải thích tại sao lại có sự gian lận như thế thì tôi muốn trình bày nguyên lý thống kê sự truy cập của bên thứ ba: Ví dụ như với Alexa, Google (hoặc như đối với Geovisite.com mà tôi đang sử dụng trên blog này) để hiểu được tại sao Alexa đã từng bị lợi dụng để tăng thứ hạng website.

Khi truy cập vào một website thì trước hết là máy tính của bạn phải gửi các thông tin yêu cầu, đòi hỏi (hay nói cách khác là truy vấn) máy chủ chứa website đó. Để phù hợp với sự hiển thị thì máy tính của bạn phải gửi đi các thông tin cơ bản nhất: Địa chỉ IP, phiên bản trình duyệt, hệ điều hành, độ phân giải màn hình...để giúp cho máy chủ của website đó phục vụ nhu cầu của bạn một cách đúng đắn hơn.

Những thông tin này được gửi đến máy chủ của website, và nếu như sử dụng chúng cho các thống kê thì sự thống kê của chính công cụ website đó là chính xác nhất. Vậy thì tại sao người ta lại thường sử dụng các công cụ thống kê của bên thứ ba? bởi vì người ta thường gian lận sự thống kê đó. Một người gian lận, hai người gian lận hay một số nhỏ những người bình thường gian lận thì không sao, nhưng khi mà phần lớn đều gian lận thì người ta không còn tin tưởng vào những con số ảo này nữa bởi biết thừa rằng chúng chẳng có ý nghĩa gì - Đó là điều mà tại sao các nhà quảng cáo lại tìm đến bên thứ ba để đảm bảo tính chính xác hơn.

Alexa đã phải sử dụng các toolbar để thống kê số lượt truy cập vào một website nào đó. Nếu bạn cài đặt Alexa toolbar trên các trình duyệt web của mình thì có nghĩa rằng bạn truy cập vào bất kỳ một website nào thì nó cũng sẽ gửi thông tin về máy chủ của nó. Chính điều này đã khiến cho hành động của Alexa toolbar giống như là các phần mềm mã độc hại, và chúng làm cho một số phần mềm bảo mật nhận chúng là các phần mềm mã độc hại thông qua hành vi mà chúng thực hiện.

Ở đây tôi đang cần trả lời câu hỏi: Thống kê của bên thứ ba có đảm bảo chính xác hay không? ở Việt Nam thì người dùng thường xa lạ với Alexa Toolbar nên lại càng khó có kết quả chính xác đối với một website nào đó thông qua sự đo đếm của hãng này[6].

Vậy thì hãng thứ ba muốn thống kê thì còn làm cách nào nữa nếu như không muốn sử dụng các Toolbar trên trình duyệt web?

Hình minh hoạ về sự thống kê bằng Geovisite.com trên blog của tôiỞ blog đời thường của tôi thì đã phải sử dụng một bộ đếm của geovisite.com nhằm tránh nhận thức sai rằng blog của tôi đã có quá nhiều người xem. Tôi nhận thấy rằng Geovisite.com đã thống kê các visit với thời gian 24 giờ, có nghĩa rằng trong vòng 24 giờ mà bạn truy cập vào blog của tôi cho dù bao nhiêu lần thì bạn cũng chỉ được đếm là một lần mà thôi (nhưng chưa hoàn toàn đúng, nếu đổi IP khác thì nó lại đếm theo IP khác nhau, điều này thường do các hãng nước ngoài luôn coi đa phần người sử dụng Internet có một IP tĩnh riêng).

Muốn thống kê bằng Geoviste.com thì tôi phải dùng một đoạn mã nhúng vào trong blog để sao cho mỗi khi bạn kết nối với blog của tôi thì đồng thời bạn cũng kết nối với server của Geovisite.com. Đây chính là nguyên lý của bộ đếm của hãng thứ ba để tạo ra sự trung lập cũng gần giống như nguyên lý hoạt động của Alexa toolbar mà tôi đã nói ở trên.

Với một sự hiển thị đầy đủ các thông tin của một website hoặc blog về hình ảnh thì Geovisite.com ở dạng một hình ảnh sẽ nhận được một truy vấn từ máy tính của bạn, khi đó thì nó đã đếm luôn sự truy vấn đó là một lần truy cập blog của tôi.

Tương tự như vậy thì Google đã có một công cụ đếm sự truy cập miễn phí là Google Analytics. Hiện nay thì ngoài Alexa thì nhiều website hay blog đã bắt đầu sử dụng Google Analytics như một sự thống kê của hãng thứ ba để tạo ra sự khách quan hơn. Nhược điểm của Google Analytics là chúng sử dụng JavaScript để thống kê nên chúng có thể sẽ vô hình trước các trình duyệt nào đó không hỗ trợ JavaScript hoặc là người sử dụng cố tình vô hiệu hoá tính năng này nhằm giúp họ an toàn hơn trước Internet. Đây không phải là nhược điểm của duy nhất Google Analytics mà của tất cả các công cụ thống kê nào của hãng thứ ba sử dụng JavaScript (mà chỉ có chúng mới đủ mạnh để thống kê chi tiết).

Một phần giao diện của Google Analytics, chúng còn cho phép hiển thị rất nhiều thông số nữa so với những gì hiển thị ở đây
(Hình minh hoạ: Một phần của giao diện thống kê Google Analytics, chúng còn rất nhiều thông số thống kê khác nữa trong các mục khác nhau. Sự thống kê này rất hữu ích cho người quản trị web muốn đánh giá một cách thực tế website hay các blog của mình rồi có các phương thức phù hợp [Ảnh chụp màn hình thông số blog này vào ngày 12/8/2008])

Nhưng tại sao mà tôi lại phải dùng Geovisite.com thống kê cho "blog đời thường" của mình mà không dùng Google ? Rõ ràng rằng Google đã tạo ra sự tin tưởng hơn, được nhiều người sử dụng hơn mà tôi lại phải dùng Geovisite.com với ít người sử dụng hơn? Điều này là do nhà cung cấp blog của tôi ở blog đời thường đã không cho phép nhúng các mã JavaScript đo đếm của Google trong các entry hoặc phần thích hợp trên blog của mình. Những điều này thì hoàn toàn hợp lý bởi vì JavaScript có thể mang lại nhiều hiệu ứng khi trình bày trên website hay blog, nhưng nó lại luôn mang lại tiềm ẩn sự nguy hại nếu như chủ nhân website/blog lợi dụng nó cho mục đích xấu - do đó để đảm bảo tính an toàn thì sky.vn đã không cho phép nhúng chúng một cách thoải mái trên blog (trừ những phần tiêu đề trích dẫn nội dung entry - nhưng chúng lại không có tác dụng đối với những người đến với blog từ các công cụ tìm kiếm - bởi khi đó họ đã không truy cập vào trang chủ của blog.

Và bây giờ thì tôi lại trình bày một điều: Geovisite.com thống kê có chính xác trên chính một website không? Tôi nói là chưa chắc! Bạn thấy đấy - khi mà tôi đang dùng Geovisite.com để thống kê cho cả hai blog của mình thì có nghĩa rằng người ta vẫn có thể dùng đoạn mã của công cụ đo đếm thứ ba cho rất nhiều website trong cùng một thời điểm. Tương tự như thế thì một số công cụ của hãng thứ ba khác cũng có thể bị gian lận bởi cách như vậy (tôi thì chưa thử rằng Google Analytics có thể thống kê cả hai blog của tôi được hay không vì rằng tôi đã không thể nhúng được đoạn mã scrip của Google vào blog "đời thường" được).

Ý nghĩa của sự thống kê

Theo đúng ý nghĩa của các thông số thống kê thì kết quả của nó là: Số lượt truy cập, đọc entry nào trên blog, người đọc từ đâu đến, người đọc từ địa phương nào...thì rất có ý nghĩa đối với những người quản trị trang web hay các blog. Thông qua các thống kê đó giúp cho người quản trị hiểu được tình trạng blog, hiểu được sự quan tâm của người đọc để họ có các chiến lược điều chỉnh cho trang web hoặc blog (nếu họ muốn vậy) cho phù hợp hơn.

Những thống kê này cũng là bằng chứng giúp cho nhà quảng cáo có thể đánh giá tiềm năng hoặc trả giá cho sự quảng cáo trên trang web hay blog nào đó.

Thống kê có phải là sự thể hiện thành quả của một blog hay không? Có thể để bạn biết được hiệu quả của mình như thế nào trong thời điểm hiện tại, nhưng đừng làm nó ảnh hưởng đến các thành quả trong tương lai - bởi vì nếu đột nhiên người ta nhận thấy ở một xó xỉnh nào đó có các blog rất hữu ích đối với họ thì đó là tương lai của blog bạn. Bạn có thể chán nản mà cho rằng "làm gì có cái đột nhiên đó"! đúng thế, hãy đợi cho blog của bạn đã chứa nội dung đến một tầm nhất định rồi sẽ làm cho có những cái "đột nhiên" khiến cho người ta nhận ra bạn.

Còn nếu như thống kê chỉ như là sự khoe khoang khiến cho bạn tìm đủ cách gian lận với nó thì ... đúng là nó chỉ có ý nghĩa cho bạn mà thôi. Trong trường hợp này bạn hãy nghĩ rằng khi bạn muốn khoe khoang, bạn sẽ không chấp nhận một ai đó khoe khoang với bạn - và chỉ cần nghĩ rằng những người đó cũng không chấp nhận sự khoe khoang của bạn - có nghĩa rằng các blog như vậy sẽ suy tàn! Đó là điều mà nhiều người có thể giống bạn nên đã tạo ra sự suy tàn hàng loạt blog như hiện nay. Tôi không buồn về những điều này - bởi vì nó giống như những quy luật tiến hoá chọn lọc của tự nhiên giống như trong sinh học.

Tự lừa dối thống kê cho mục đích riêng

Có cách nào lừa dối thống kê được không? Có, cho dù ai đó làm cách nào đi nữa thì vẫn có rất nhiều cách để lừa dối sự thống kê, chỉ có điều là người ta có làm được hay không mà thôi.

Vấn đề lừa dối thống kê sẽ bao gồm hai mục đích: "Tự sướng" và "Tạo ra sự uy tín" (hoặc cả hai). Ở đây tôi chia ra thành hai mục đích theo mục riêng.

Tự sướng

Đây là một điều khá hài hước đối với một số nhỏ blogger: Bởi vì họ quá coi trọng đến các thông số hit, visit nên đã bằng cách nào đó gian lận làm tăng các tham số này trên blog của mình. (Thường là báo chí thường viết các kinh nghiệm làm tăng page view một cách chính thống (như chịu khó đi comment các blog khác, tạo các entry hấp dẫn...) nhưng ở đây tôi đang nói đến sự tự làm tăng page view một cách không chính thống.) Tôi đã gọi cách lừa dối các bộ thống kê này theo ngôn ngữ của dân teen thường dùng là: Tự sướng! (mặc dù cách dùng từ này có vẻ như nói đến sự tự chụp ảnh, quay video sự tự sướng của mình).

Không khó khi tìm cách gian lận đối với các thông số page view, visit bởi có quá nhiều cách làm tăng con số này theo cách gian lận khi tìm kiếm cách thức trên Internet[2][3][4]. Hầu hết các thủ thuật tự làm tăng page view này đều không khó thực hiện bởi được hướng dẫn tỉ mỉ, chính do đó đã khiến cho những thông số này dần dần trở lên không còn ý nghĩa nữa trên các blog nữa. (Cũng giống như những gian lận làm cho thống kê của Alexa không còn được tin tưởng ở Việt Nam nữa vậy).

Giao diện một phần mềm làm tăng page view. [Nguồn ảnh: http://blog.360.yahoo.com/blog-PRdq2vowfqiMWcvJR8zT?p=63]
(Hình minh hoạ: Một giao diện phần mềm làm tăng page view)

Tuy nhiên có nhiều trường hợp là vô tình bị tạo ra nhận thức chưa đúng, tôi lấy ví dụ về sự thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ blog như hình minh hoạ ở phía trên: Nếu như coi các page view còn do các bot của hãng tìm kiếm thực hiện thì con số này vẫn chỉ là những con số bị tăng lên so với thực tế có người đọc thực. Để tránh nhầm lẫn thì chủ nhân blog nên tự tìm hiểu các trang thống kê (nếu có) hoặc tìm hiểu cơ chế đếm các page view của nhà cung cấp dịch vụ.

Một sự tự sướng (hoặc do nhận thức chưa đúng về sự đếm số người online) nữa là một số blog đã sử dụng chung một code của của hãng thứ ba để sử dụng cho blog của mình. Ví dụ khi truy cập một blog mà chúng luôn thông báo rằng chúng có đến 20, 30, 40 khách đang online nhưng hàng ngày lại không thấy số hit được tăng lên tương ứng với nó thì dễ rằng các blog này đang được đếm chung số người online với các blog khác.

Những điều này nếu như là do chưa hiểu biết thì còn nói rằng đó là vô tình, nhưng nếu như họ đã biết rằng đếm đó là đồng thời ở các blog khác nhau rồi thì họ đúng là đang tự làm cho mình sướng! Vì có hai khả năng như vậy nên không rõ rằng người sử dụng có tự sướng hay không, nếu như cố công tìm hiểu bằng cách xem mã nguồn của blog đó rồi đối chiếu với blog hay trang web nào đó sử dụng cùng tham số với sự đếm thì nhận ra rằng chúng đang đếm đồng thời ở blog nào với blog nào - nhưng điều đó là một sự lãng phí thời gian vô ích - khi ai đó muốn tự sướng thì tại sao lại phải làm cho họ thất vọng?

Nếu bạn coi trọng hoá về các con số thống kê chỉ như một sự thích thú, bạn hãy nghĩ thế này trước khi đi ngủ: "Ta có 10 triệu page view, ta đã có 10 triệu page view..", đó gọi là sự tự kỷ, và bạn có cảm thấy thoải mái không? Thật tuyệt vời nếu như bạn thích thú điều đó và thủ thuật tôi vừa nói đã giúp ích được cho bạn.

Tạo ra sự uy tín

Trong một số trường hợp thì người tự làm tăng page view không phải là người tự sướng như một số teen, họ biện hộ rằng con số đó dù chẳng có ý nghĩ gì đối với họ nhưng lại rất có ý nghĩa đối với người truy cập vào blog. Nếu số này lớn thì thường là sẽ tạo ra được sự tin tưởng hơn về blog. Một blog có nhiều người đọc mà lại ít thấy sự comment phản đối thì dễ suy nghĩ rằng nội dung nó đã ổn, và không có gì phải comment phải đối nữa (?!)

Cho dù là tự sướng hay tự bào chữa cho mình bởi sự tạo ra uy tín thì tôi cũng không thích thú với những sự lừa dối bản thân mình hoặc người đọc này. Nói vậy cũng hơi ngượng khi mà tôi đã đặt bộ đếm thông kê trên cả hai blog của mình :(

Nhận thức về quảng cáo trên blog

Một blogger nào đó đọc được các bài báo về sự kiếm tiền thành công của một số blogger khác nên họ rất sốt ruột, và mong muốn mình cũng được thành công như vậy. Tôi thì thấy rằng các câu chuyện thành công này không phải là không có, nhưng chúng không nhiều. Thực tế là có một số blogger có thể có nguồn thu nhập đủ sống thông qua blog ở Việt Nam, nhưng điều này không có nghĩa rằng ai tham gia kiếm tiền trên blog cũng đều đạt được như vậy. Các bài báo viết thường mang ý khen, mang tính xây dựng điển hình đã khiến cho blogger có ý nghĩ đến sự kiếm tiền như các nhân vật hiếm hoi đó.

Một phần nữa là câu chuyện kiếm tiền được các món tiền lớn thông qua blog thường kể lại các thành công của một số blog của nước ngoài. Những lý do thành công của các blog đó có thể khó mà áp dụng vào các blog viết bằng tiếng Việt. Tại sao lại như thế? Có lẽ bạn đọc tiếp theo các phần phía dưới sẽ nhận ra được điều này.

Cho dù thì thế nào thì tôi cũng đã tìm hiểu về hình thức quảng cáo trên blog, không phải nói dấu rằng tôi cũng từng có ý tưởng về điều này, nhưng, thật may mắn là qua nhận thức đúng về chúng sau quá trình tìm hiểu nên tôi đã không tìm cách kiếm tiền thông qua blog vào thời điểm hiện tại.

NHÀ QUẢNG CÁO MUỐN GÌ?

Hiệu quả của quảng cáo. Tôi nghĩ là như thế.

Bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng phải nghĩ đến hiệu quả của nó, cũng như chúng ta cũng vậy thôi. Chúng ta không mua một thứ gì về để sử dụng nếu như công dụng của nó không như mong muốn, cũng như chúng ta thường nghi ngờ hiệu quả của một món đồ gì đó chỉ vì chúng được quảng cáo rầm rộ lặp lại liên tục. Vậy thì hiệu quả của chúng không còn như trước nữa, và chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng quảng cáo không đúng như là thực tế của sản phẩm, nó chỉ là những bước đầu tiên để người mua quen với chúng, còn lựa chọn sản phẩm được quảng cáo bằng hình thức này với sự quảng cáo bằng hình thức khác xem sản phẩm nào nổi trội hơn. Không những thế thì người thông minh sẽ bắt đầu tự mình nhận ra sản phẩm nào tốt thực sự. Tôi lấy một ví dụ rằng tôi thừa tiền để mua một chiếc xe máy xịn - thế thì hình thức quảng cáo liên tục, suốt ngày với một chiếc xe máy sản xuất ở địa phương của nước láng giềng có làm tôi chú ý để mua nó không? Chưa chắc đối với tôi!.

Chính vì hiệu quả mà những người quảng cáo đã bắt đầu xem rằng ở đâu có những sự gian lận[5][7], ở đâu hiệu quả của quảng cáo không cao. Đối với sự gian lận trong quảng cáo thì tôi nghĩ rằng Nhà quảng cáo sẽ thường gặp phải một số sự gian lận thường thấy như sau:

  1. Website/blog được đặt quảng cáo đã không có nhiều người duyệt thật như mong đợi.
  2. Website/blog được quảng cáo, với số lượt click vào các liên kết quảng cáo cao nhưng lại không có hiệu quả bởi vì chúng phần nhiều là do các bot duyệt quảng cáo hoặc là một mạng botnet nào đó tham gia vào sự click các quảng cáo.
  3. Người ta rất kiên nhẫn click vào các quảng cáo bằng điều khiển chuột (thực hiện theo cách thủ công) khiến cho hiệu quả của quảng cáo không như mong đợi.

Nếu như một công ty/doanh nghiệp nào đó mà trả tiền quảng cáo tại các trang blog được cho rằng hot, trên các website nhiều người truy cập, nhưng đến một tháng sau, một quý sau mà doanh thu của họ vẫn dậm chân tại chỗ thì sẽ ra sao? họ sẽ không tiếp tục quảng cáo ở nơi cũ nữa và tìm đến một phương thức kinh doanh tiếp thị mới hiệu quả hơn, cải thiện hơn. Rõ ràng rằng sự gian lận rồi sẽ không có đất sống.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng như vậy, bởi vì có nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, trong số đó có sự khuếch trương của thương hiệu (ví dụ tôi thấy quảng cáo rất kỳ quặc về gạch ốp lát nào đó - họ quảng cáo theo từng giai đoạn, mà giai đoạn đầu là sự quảng cáo đến một cái thương hiệu trước khi biết rằng sản phẩm của nó là gì).

Với sự quảng cáo thương hiệu thì hiệu quả lại không tính theo tháng/quý, mà chúng tính theo thời gian xa hơn nữa - xa đến tận khoảng 5 đến 10 năm hoặc đến cả một thế hệ. Điều này có vô lý hay không? Tôi nhận thấy là không. Có một ví dụ thế này: Một hãng sản xuất thiết bị, linh kiện nào đó (mà hình như là SEIMENS thì phải - bởi tôi không học chuyên ngành được tài trợ tài liệu đó) đã tài trợ rất nhiều tài liệu và các chương trình hỗ trợ đào tạo cho một trường đại học lớn nơi tôi theo học. Vì rằng tài liệu toàn giảng dạy với hơi hướng về thiết bị của hãng đó nên mỗi kỹ sư ra trường nếu muốn phát huy tài năng của mình đều sử dụng các thiết bị của hãng dược đào tạo cho công việc của mình, họ đề cử các sản phẩm của hãng đó khi thay thế hoặc lắp đặt mới.

Tôi cảm thấy rằng cách quảng cáo "dài hơi" nói trên rất mất nhiều thời gian (thậm chí đến cả một thế hệ) trước khi phát huy hiệu quả nhưng đó là cách làm của các hãng lớn. Tư duy quảng cáo của các hãng lớn thường định hướng người sử dụng trong tương lai đến sản phẩm của họ. Những ví dụ đơn giản hơn của sự quảng cáo thương hiệu là sự cung cấp các dịch vụ một cách miễn phí mà tôi đang sử dụng, nó sẽ khiến ngày ngày ăn sâu vào đầu tôi một thương hiệu (chưa phải kiếm lợi ngay bởi vì tôi không thấy các quảng cáo xuất hiện, một mặt khác họ rất thoải mái khi cho phép bạn sử dụng các domain riêng của mình).

Ở một tầm tác dụng gần hơn (trong vòng một vài năm) thì các tấm pano quảng cáo cỡ lớn nằm lề những đường cao tốc, những sự tài trợ cho các chương trình nào đó trên truyền hình quốc gia...chúng đều là sự quảng cáo thương hiệu.

Vậy thì trên một blog hay website nào đó chỉ nhắc đến một thương hiệu thì sao? Hiệu quả sẽ không đo đếm được theo quý, nhưng hiệu quả thực sự thì khó mà tính toán được thực tế. (Nhưng bạn chớ vội mừng nếu có ý định mời các doanh nghiệp quảng cáo theo thương hiệu đến, bởi vì họ thường là các doanh nghiệp lớn, có tình trạng tài chính vững chắc - và họ không chú ý đến những website/blog của bạn - họ đánh giá rằng chúng chỉ là loại cò con đối với họ mà thôi).

Còn có một số trường hợp khác như: Một số cá nhân làm việc cho cá nhân/doanh nghiệp nào đó (có thể lớn, có thể nhỏ) cũng tự quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp của mình - trường hợp này thì tôi không phân tích đến bởi vì lợi nhuận nghĩ tới của họ là vì những sự phát triển chung của công ty họ.

Mong muốn điều chỉnh để phù hợp

Ở trên đã nói đến hiệu quả của quảng cáo là một mối quan tâm hàng đầu, nhưng những nhà quảng cáo hoặc doanh nghiệp quảng cáo khôn ngoan còn nghĩ đến sự điều chỉnh sản phẩm quảng cáo.

Nếu như một quảng cáo không có hiệu quả thì người ta sẽ phải đặt ra một câu hỏi rằng tại sao lại không hiệu quả khi đầu tư một lược chi phí lớn như thế, ngoài sự bị lừa đảo thì còn có các yếu tố nào nữa không?

Ví dụ như hình thức quảng cáo chẳng hạn (xin lỗi rằng đoạn này thì tôi rời xa mục tiêu chính rằng nói đến quảng cáo trên website/blog). Liệu rằng hình thức quảng cáo bằng kịch bản video nào đó có hấp dẫn hay không? Một ví dụ là mất rất nhiều tiền để thuê một teen đang được coi là hot để quảng cáo sản phẩm cho những người già hơn thì có hiệu quả hay không khi mà những người này không biết nhân vật hot đó là ai - nên mất hiệu quả của sự nổi tiếng do hâm mộ.

Trong trường hợp điều chỉnh quảng cáo hay điều chỉnh lại sản phẩm hay bất kỳ sự điều chỉnh nào khác thông qua quảng cáo có nhiều lượt xem thì doanh nghiệp quảng cáo luôn cần sự điều chỉnh (như một quy trình quản lý theo ISO mà họ áp dụng). Sự gian lận trong quảng cáo đã làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh đó.

NHÀ QUẢNG CÁO Ở ĐÂU?

Hiện tại thì các blog viết bằng tiếng Việt sẽ có hai loại nhà quảng cáo chính: Quảng cáo bên ngoài nước và trong nước. Trong đó mỗi thể loại nhà quảng cáo lại được phân chia thành từng nhu cầu riêng của họ. Tôi tạm thời phân ra thành các loại nhà quảng cáo như vậy bởi phạm vi hoạt động của họ cùng với sự nhận thức giới hạn của tôi thông qua những sự quảng cáo như vậy.

Nhà quảng cáo ngoài nước

Trước hết là tôi muốn nói đến những nhà quảng cáo ở ngoài nước và có tên tuổi. Ví dụ tiêu biểu nhất là Google mà ai đó đã có ý muốn kiếm tiền trên blog đều không thể bỏ qua được sự hấp dẫn của Google. Theo tôi được biết thì Google đã cung cấp hai loại hình quảng cáo thế này:

1. Quảng cáo qua hộp tim kiếm của Google

Hình minh hoạ về quảng cáo dựa trên hộp tìm kiếm; Hình ảnh: http://www.google.com/services/adsense_tour/page6.html

(Hình minh hoạ về quảng cáo thông qua kết quả tìm kiếm, nếu người tìm kiếm click vào kết quat tìm kiếm trong hộp thì người sở hữu hộp tìm kiếm sẽ nhận được tiền, Nguồn ảnh: Google)

Google có chấp nhận quảng cáo trên blog tiếng Việt không? Có, nhưng chỉ là một phần nhỏ ở phần "Tìm kiếm tuỳ chỉnh" như ở blog này. Người đặt các công cụ tìm kiếm tuỳ chỉnh trên các blog có thể được trả tiền, tuy nhiên qua thực tế thì tôi nhận thấy rằng chúng quá ít vì chưa phù hợp với điều kiện và thói quen của những người duyệt web ở Việt Nam.

Tôi lấy ví dụ về một quy trình quảng cáo và trả tiền thế này với các hộp tìm kiếm:

  1. Một số người nào đó vô tình vào blog của tôi.
  2. Một trong số những người vô tình vào blog của tôi vô tình sử dụng hộp tìm kiếm của tôi.
  3. Một trong số những người tìm kiếm trên blog của tôi thông qua hộp tìm kiếm vô tình click vào kết quả ghi rõ là nó được tài trợ, hoặc theo chương trình quảng cáo của Google. Để minh bạch thì những kết quả này đều được ghi rõ. Nhờ sự vô tình này mà Google sẽ nhận được một số tiền nhỏ nhoi, họ chia cho tôi một phần nhỏ nhoi hơn thế nữa.
  4. Số tiền này nếu vượt đến qua mức 100 USD thì Google mới bắt đầu trả tiền cho tôi. (Nếu ít quá thì chắc là không bõ gửi ^_^).

Hãy thử xem tôi sẽ kiếm được bao nhiêu tiền thông qua những cái "chẳng may" đó? và đến bao giờ thì tôi mới nhận được 100 USD? Tôi nghĩ rằng phải mất một thời gian rất lâu. Hãy thử xem có bao nhiêu phần quảng cáo bằng tiếng Việt được đưa vào trong các kết quả tìm kiếm của Google? Tôi nghĩ là rất ít bởi vì rất hiếm gặp so với các quảng cáo của ở nước ngoài. Và do đó thì lại có ít hơn số cơ hội mà một trong những người nào đó qua rất nhiều sự vô tình để click vào liên kết quảng cáo giúp tôi kiếm tiền.

Một ví dụ về quảng cáo của Google; Nguồn ảnh: http://www.google.com/services/adsense_tour/index.htmlChính vì vậy hộp tìm kiếm của tôi trên blog này hầu như chỉ...phục vụ chính tôi. Bạn biết không, tôi đã thiết lập để kết quả chỉ trong hai thể loại ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh, không thiết lập tìm kiếm trong phạm vi một số blog nào đó, tức là hoàn toàn chúng có thể có kết quả giống nhau ở phần "tuỳ chỉnh" với một sự tìm kiếm trên toàn bộ các website thông thường.

Sau hơn một tuần thì số tiền tôi nhận được thông qua người đọc blog click vào liên kết quảng cáo là 0 USD (hihi, tôi nghĩ mình hạn chế tiêu pha vào café, thuốc lá chắc là được một khoản lớn hơn rất nhiều lần so với cái hộp quảng cáo đó mang lại)

2. Quảng cáo bằng nội dung hiển thị với AdSense của Google

Hình thức quảng cáo thứ hai của Google là AdSense[1][8], chúng là các đoạn quảng cáo với nội dung nhỏ được gắn trên các website (như hình minh hoạ trên). Tuy nhiên rất tiếc rằng loại hình quảng cáo có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn này lại không hỗ trợ trên các website hoặc blog viết bằng tiếng Việt.

Có thể rằng lý do bởi vì chưa có nhiều các công ty/doanh nghiệp Việt Nam thuê quảng cáo trên Google, hoặc cũng có thể rằng một số lớn các website hoặc blog tham gia vào quảng cáo với các loại hình nào đó của Google đã gian lận trong quá trình quảng cáo khiến cho làm mất uy tín của các website/blog bằng tiếng Việt. Tôi nghiêng về giả thiết thứ nhất hơn - có nghĩa rằng có rất ít doanh nghiệp Việt Nam thuê loại hình này trên Google.

Chính những thực tế trên mà tôi nhận thấy một phần rằng "Quảng cáo trên các blog tiếng Việt hiện nay là chưa đến thời điểm".

Nhà quảng cáo trong nước

Hình minh hoạ về các vị trí quảng cáo chưa được những nhà quảng cáo quan tâm. Ảnh chụp màn hình ngày 12/8/2008.
(Hình minh hoạ: Trên Tuổi trẻ Online vẫn còn chưa có đủ các quảng cáo tại các phần bài viết bên trong, Ảnh chụp màn hình ngày 12/8/2008)

Hơn ai hết thì những nhà quảng cáo ở trong nước sẽ hiểu được chính chúng ta có thói quen như thế nào về quảng cáo, những thủ thuật, những gian lận (nếu có) đang được chia sẻ với nhau ở khắp nơi mà chỉ cần tìm kiếm một lúc là đã thấy rất nhiều thủ thuật kiếm tiền trên blog. Chính do đó họ thường khó tin tưởng đặt các quảng cáo trên các blog.

Quả thật nếu là tôi muốn đặt một quảng cáo nào đó trên blog, tôi chắc là sẽ tìm đến một blog hot nhất - tức là được truy cập nhiều nhất rồi bắt đầu phân tích đến hiệu quả đạt được sau khi khảo sát và có các minh chứng rằng đúng là blog đó hot thật chứ không phải là trí tưởng tượng của tôi (quan trọng là page view có ảo không, lấy gì để chứng minh). Tôi suy nghĩ xem lứa tuổi nào đến blog đó, họ có là người thích mua sắm không, họ có tiền không, họ thường mua sản phẩm của tôi hay không...và quan trọng nhất: Họ có click vào liên kết của tôi hay là mải xem nội dung của blog đó hết trang này đến trang khác rồi đóng trình duyệt lại? Tôi cũng sẽ so sánh với những trang web khác có vẻ có nhiều lượt truy cập hơn đang được treo biển chờ quảng cáo.

Một phần nữa là sự quảng cáo trên website/blog ở nước ngoài được phù hợp bởi tình trạng thương mại điện tử phát triển, người ta có thể click và click để chọn đồ, trả tiền để chờ giao hàng đến nhà, nhưng ở Việt Nam thì hình thức này vẫn còn trong giai đoạn sắp phát triển. Mặc dù thì một số bài báo đã đánh giá khá tốt về tình trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, tuy nhiên đối với một số công tuy chuyên kinh doanh thương mại điện tử ở nước ngoài thì thị trường Việt Nam vẫn chưa đủ hấp dẫn họ - ví dụ như eBay đã tự rút lui sau giai đoạn hợp tác thử nghiệm[10]. hoặc như theo công bố của Bộ Công thương Việt Nam thì có đến 98% các trang web về thương mại điện tử ở Việt Nam thời điểm giữa năm 2008 vi phạm luật pháp sở tại[11].

Tôi cũng thấy có một số doanh nghiệp hay website ở Việt Nam đã bắt đầu có các hình thức mời những blogger đặt các liên kết hoặc các loại hình nào đó để giúp họ kiếm tiền, nhưng khi tìm hiểu kỹ thì chúng có quá nhiều sự thiếu chặt chẽ bởi các thoả thuận quảng cáo, khả năng thanh toán, hiệu quả... khiến cho tôi chưa thấy chúng có tiềm năng thực sự. Những điều này dễ tạo ra một suy nghĩ rằng các hình thức quảng cáo đó chỉ đang tạo ra sự xây dựng một thương hiệu trước khi có đầy đủ điều kiện để thương mại điện tử có thể trở lên phổ biến ở Việt Nam.

Và cuối cùng thì tôi cũng phải thú nhận rằng: Tôi chưa hề bấm vào một liên kết quảng cáo nào của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước - (khi mà tôi tự cảm thấy là người có đủ tư cách của một khách hàng cho các quảng cáo) - thì tại sao tôi lại suy nghĩ rằng người khác sẽ bấm vào liên kết quảng cáo của tôi nếu tôi đang đi quảng cáo?

(Hình minh hoạ: Trên Thanh Niên Online cũng còn chỗ dành cho quảng cáo cho đến ngày 15/8/2008 [Ảnh chụp màn hình])

Và tôi lại viết lại câu này: Chính những thực tế trên mà tôi nhận thấy một phần rằng "Quảng cáo trên các blog tiếng Việt hiện nay là chưa đến thời điểm".

SAO RỒI NHỮNG BLOGGER ĐANG KIẾM TIỀN TRÊN BLOG?

Thất vọng!

Bởi vì mọi điều đều không giống như mong muốn của họ, hay nói một cách khác là "mọi điều không đơn giản như là họ nghĩ". Số tiền kiếm được quá ít so với công sức mà họ bỏ ra. Chúng có thể không đủ cho số tiền dành cho bồi dưỡng sức khoẻ hoặc chi phí cho điều trị bệnh tật do blog gây ra. :(

Có vẻ như sau các thời gian dài chờ đợi những nhà quảng cáo đến đặt một liên kết quảng cáo thì họ vẫn chưa thấy có kết quả như mong đợi. Hiện tại thì tôi nhận thấy các vị trí đặt quảng cáo thường ít thấy sự quảng cáo thực sự hiện diện, thay vào đó vẫn đang là các logo để trao đổi liên kết với nhau tạo ra một mạng lưới liên kết blog với blog. Hiếm hoi cũng thấy một vài hình ảnh quảng cáo nhưng tôi ngờ rằng chúng được blogger đó tự đặt vào một cách không công để tạo sự hấp dẫn mà thôi.

Mệt mỏi và lo lắng

Chẳng may một ai đó đã có các hợp đồng quảng cáo thì họ cần phải duy trì số page view đều đặn để không bị tụt dốc. Điều này thực sự làm họ mệt mỏi (và thậm chí có vài người trên thế giới còn tử vong vì điều này)[9].

Không một nhà quảng cáo nào có sự nhận thức đúng lại đặt các quảng cáo trên blog chỉ toàn xào xáo lại các nội dung ở nơi khác cả - bởi nó đã mang sự vi phạm về sở hữu trí tuệ. Trong thoả thuận về đặt quảng cáo luôn có các điều khoản về điều này, vậy nên nhà quảng cáo có thể sẵn sàng cắt mọi sử quảng cáo nếu nhận thấy có dấu hiệu sao chép các bài viết trên blog của người đặt quảng cáo.

Trên trang Thông tin Công nghệ đến ngày 12.7.08 vẫn còn một số vị trí chờ quảng cáo. Ảnh chụp màn hình.
(Hình minh hoạ: Ngay trên trang Thông tin Công nghệ với số độc giả ổn định và bình luận nhiều như một blog thông thường thì sự quảng cáo vẫn còn chỗ cho đến ngày 12/7/2008, giá đặt quảng cáo ở đây có thể nói là rẻ bất ngờ [Hình chụp màn hình])

Việc viết các entry để hấp dẫn phần lớn những người đọc thì có nghĩa phải chạy theo thị hiếu của họ, điều này cũng có thể là bình thường đối với các blogger có sở thích phù hợp với thị hiếu chung, nhưng cũng tạo ra ức chế nếu không có cái thị hiếu ấy. Nếu như sao chép các tin hot nguyên văn như một blog được coi là hot nào đó thì ngay sau khi người đọc phát hiện sự sao chép này sẽ khiến cho họ thích thú với blog mới hơn (Ví dụ tôi gặp một số trường hợp các blog, website tin tức nhỏ (hợp pháp) đã thường xuyên lấy các entry của một blog được coi là hot, được nhiều người truy cập (ví dụ của blogger QĐC2 mà nhiều người thích đọc tin tức kiểu nóng hổi đã biết) để đăng lên blog của mình bởi vì họ cho rằng như vậy sẽ phù hợp với phần lớn người đọc).

Nếu như một blog kiếm tiền thông qua hình thức chờ đợi người đọc click vào các liên kết quảng cáo nhưng lại muốn nhanh chóng nên đã tự click hoặc dùng phần mềm click vào đó thì luôn lo lắng bị phát hiện gian lận (việc gian lận thường có nhiều cách đã được nhiều web/blog mong muốn có các kết quả cao trong thứ hạng tìm kiếm của Google thường thực hiện[12]). Để phát hiện sự gian lận này thì không quá khó đối với những nhà quảng cáo (hoặc được chính những người duyệt web báo cáo). Ví dụ thông qua Google Analytics sẽ thống kê được sự giống nhau: Trình duyệt nào khi duyệt blog, hệ điều hành nào, độ phân giải màn hình, độ sâu màu của màn hình hiển thị, địa phương...nhiều mà giống hệt nhau rất có thể là sự gian lận. Khi đã phát hiện ra gian lận thì có lẽ hợp đồng sẽ bị cắt bỏ vì sự vi phạm thoả thuận ban đầu khi đăng ký dịch vụ, vậy thì số tiền kiếm được có thể sẽ biến mất.

Do đó có thể rằng không những mệt mỏi thì các blogger này còn lo lắng.

Có ý định dừng lại

Một số blogger đã có ý định dừng lại khỏi sự kiếm tiền từ blog tiếng Việt bởi hiệu quả không như mong đợi, nhưng như thế sẽ thật là lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc đã bỏ ra. Họ quay về viết blog theo ý thích của họ hoặc điều họ muốn chia sẻ chứ không phải chịu các áp lực như trước nữa. Nếu đúng là như vậy thì họ cảm thấy thoải mái biết nhường nào! (ấy là tôi nghĩ vậy ^_^)

Một số khác sau khi dừng lại thì bỏ bê blog của mình mà không cập nhật các entry mới suốt một thời gian dài. Lúc đầu thường thì người ta nghĩ rằng sẽ có nhiều comment tỏ sự hối tiếc hoặc quan tâm đến chủ nhân, nhưng do người đọc tiếng Việt chưa có thói quen comment nhiều nên không thấy gì mới thì họ cũng chỉ lặng lẽ bỏ đi nên chủ nhân blog sẽ thấy quen dần chính với sự không cần thiết phải viết của mình - và một thời gian sau thì cứ như vậy như blog tồn tại để làm một kỷ niệm nhớ đến trong một quãng thời gian thích thú với cái sự "được mọi người quan tâm đến mình".

Số ít còn lại sẽ rao bán các blog đang được coi là kiếm tiền tốt cho một người khác mới có ý tưởng kiếm tiền trên blog và chưa nhận thức đầy đủ hoặc hiểu ra tình trạng chung. Những người mới cho nếu có biết đến thực tế một chút thì họ có thể vẫn hừng hực hi vọng rằng bằng tài năng của mình sẽ làm tốt bởi tài năng của họ.

Còn một số ít khác nữa thì dù có ý định dừng lại, nhưng lại đạt được một số tiền nào đó khiến họ có ý "cố thêm chút nữa rồi dừng"

***

(Những điều này là suy luận, tôi không rõ có ai như thế không nữa...^_^)

VẬY CÓ NÊN KIẾM TIỀN TRÊN BLOG VIỆT KHÔNG?

Kiếm tiền trên blog là một điều không dễ để ai cũng làm được, nhưng cũng không khó đối với người chịu khó và hiểu biết.

Không phải ai cũng làm được bởi vì chỉ với sự chăm chỉ cóp nhặt tin tức thì bạn sẽ thấy rằng ai cũng làm được điều đó. Thời điểm bây giờ thì bạn có thể chưa kiếm tiền được, nhưng nếu bạn vẫn muốn kiếm tiền trên blog thì bạn có thể chuẩn bị cho quá trình đó. Trong quá trình chuẩn bị thì bạn cũng nên bắt đầu xây dựng một "thương hiệu" cho blog của mình (nói đến thương hiệu là đã nói đến một giá trị để tạo ra lợi nhuận rồi đó nhé ^_^).

Tôi thì chẳng biết sau này có ý định kiếm tiền hay không, nhưng tôi cũng đang xây dựng cho mình một "thương hiệu" riêng với một cái tên: Blogger minhlinh36 hoặc Tr Minh Linh với các blog "7X nói gì" - mặc dù cái tên blog này không phù hợp như là ý nghĩa của nó lắm đối với tất cả các entry, bởi vì cái tên này được tôi chọn lần đầu tiên cho sự phát ngôn của thế hệ cũ hơn so với thế hệ trẻ đương thời.

Thương hiệu thì cần giữ, vậy phải "lên gân" cho các entry để blog luôn phù hợp với thương hiệu đó? Cách này không ổn lắm - bởi vì lúc đó blog không còn được hiểu là blog nữa mà là các website.

Vậy thì bạn biết tôi đã làm thế nào không: Chia tách thành hai: Một blog đời thường như một blog thông thường để tôi có thể thoải mái viết nhật ký, những gì bình thường vào đó. Một blog này của tôi - chứa những entry có thể gây lên thương hiệu. Sự phân tách này có thể phục vụ cho hai đối tượng người đọc khác nhau mà không tạo ra sự hỗn tạp, chuyển chủ đề quá nhanh giữa các entry gần nhau.

Blog là tự phát của các cá nhân, nếu như ta định hướng nó theo sự "lên gân" với các entry với ý nghĩa như những bài báo thì các blogger sẽ thất vọng (bởi làm sao họ viết được như các bài báo đó), nhưng nếu chúng ta coi nó là những trang nhật ký để có thể viết tuỳ thích với những quan điểm không phù hợp với tất cả mọi người cũng là không nên. Vậy thì sự dung hoà giữa hai yếu tố này là hợp lý hơn cả.

Cuối cùng thì mục đích của entry này vẫn là: Kiếm tiền trên blog viết bằng tiếng Việt: Có nên không? Tôi nghĩ là: Có, nhưng chưa phải lúc này! - đừng thất vọng nếu bạn muốn điều đó, hãy chuẩn bị thương hiệu cho bạn trước đã!

...Và tôi vẫn viết các entry tôi thích bằng sự cóp nhặt những thời gian rỗi của mình :)

CHÚ THÍCH:

1^. What's AdSense?, trang giải thích về AdSense của Google.

2^. TĂNG page view CHO BLOG, entry trên một blog của EVIL SHADOW.

3^. Chương trình tăng Page Views cho blog yahoo 360 trên một blog. Tác giả phần mềm này tự bạch: "Trước đây người ta dùng chỉ số page views để đánh giá trang web hay blog nhưng xem ra nó không còn phù hợp nữa và chỉ số page views cũng không đáng giá nữa, nó chỉ mang tính chất tham khảo ^^ , đơn giản là vì……tự chúng ta có thể làm cho cái page views này tăng lên như chương trình nhỏ sau đây mà tôi đã viết cho blog yahoo 360. Các bạn có thể dùng xem sao nhé Wink nhưng tôi nghĩ rằng chỉ nên thử cho vui thôi, cho page views tăng thêm một số lượng…nhỏ, không nên làm…..quá…lộ liễu ^^ vì nếu chỉ số page views quá cao mà blog của bạn lại có ít người vào thì….Green with Envy điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín blog của bạn".

4^, "Tăng page view" - tìm với Google. Những kết quả này sẽ cho ra rất nhiều phần mềm, tool, thủ thuật làm tăng page view cho các blog.

5^. Cuộc chiến chống gian lận quảng cáo trực tuyến, theo NTT - Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần (tổng hợp từ BusinessWeek)

6^. Alexa không còn được tin tưởng ở Việt Nam, trên blog này.

7^. "Page view" đã quá lỗi thời. Anh Huy đăng trên Lao Động, 12/7/2007.

8^. Google Adsense, mục từ trên Wikipedia tiếng Việt. Mục từ dịch từ phiên bản tiếng Anh, chất lượng khá tốt.

9^. Kiếm tiền nhờ blog trên thế giới và ở Việt Nam, một entry trên blog này nói về sự mệt mỏi khi kiếm tiền thông qua blog của một số blogger trên thế giới, phần ở Việt Nam có nói đến tiềm năng kiếm tiền qua blog một cách chính đáng thông qua các entry tự viết.

10^. Khai tử eBay.vn ? Đặng Quý Yên đăng trên NLĐ, 22/6/2008.

11^. 98% website thương mại điện tử Việt Nam phạm luật, Tuổi Trẻ lấy theo ICT News, 29/8/2008.

12^. Thế giới ngầm của quảng bá trực tuyến, một entry trên blog của Lê Tùng Lâm.

MỜI XEM THÊM

My 2.0 way - phần 1, một entry của một blogger với các dòng đầu tiên như sau "Nhân dịp bé Chip vặn hỏi mấy lần "anh làm web, vậy khi nào ra tiền?", đây cũng là một câu hỏi nhiều người thắc mắc. Đã thế tiện thể trả lời luôn một đống câu hỏi nhiều người thắc mắc. Nếu bạn có đọc, hãy nhớ bài viết này có tiêu đề là MY WAY, tức là cách mà tôi làm, cách mà tôi tin tưởng - nó có thể sai hay đúng, điều đó không quan trọng, quan trọng rằng đó là cách mà tôi tin tưởng"

 

Tr Minh Linh (14/8/2008)

18 nhận xét:

  1. Mới nhận được tin nhắn "Định viết blog tiếng Anh để kiếm tiền hả?" Trả lời lại "Chưa đủ trình!"

    Nhưng mà nghĩ kỹ thì thấy đúng là lời nói của nó có ý nghĩa!, có khi có thời gian nào dành cho luyện tiếng Anh thì khéo sau này giàu to!!!

    Biết đâu được đấy :)

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh13:58 23/8/08

    Lâu rồi mới đọc được 1 bài phân tích hay và sâu như vậy. Cám ơn bài viết của anh nhiều
    Nếu được cho phép em đem về blog nha !

    Trả lờiXóa
  3. Chào bạn!
    Bạn xem giấy phép nhé, nếu thoả mãn thì ok (nếu toàn bộ website của bạn không theo giấy phép này thì ghi riêng entry này sử dụng giấy phép đó là được (đảm bảo sự truyền đi liên tục mà ^^).
    Tôi hiện đang kết nối chậm nên chưa đến website của bạn xem để trả lời cụ thể được.
    (nhưng nếu cứ thoả mãn là ok!)
    Chào bạn!

    Trả lờiXóa
  4. Chào bạn! Sau khi đến website của bạn thì tôi nhận thấy rằng bạn có thể phân phối entry này với một số gợi ý sau:
    - Bạn hãy sửa lại nội dung cho phù hợp hơn để đăng lại (loại bỏ nội dung không cần thiết, bỏ hình minh hoạ mang tính thừa, và đặc biệt là cần bỏ đi hình thống kê của Geovisit để tránh có sự thống kê nhầm đối với blog của tôi). Sau khi sửa lại entry, bạn có thể là đồng tác giả của nội dung này (có thể thay từ "tôi" thành từ "tác giả bài viết" hoặc một cụm từ gì đó hợp lý hơn).
    - Có liên kết đến bài viết gốc (tức là entry này) bằng link có thể click đến được.
    - Đặt một giấy phép "Attribution-Noncommercial-Share Alike 3.0 Unported" và liên kết được đến nó (như trong phần "Bản quyền - chia sẻ" của blog này) cho riêng bài viết để người sau có thể được sử dụng nó cho những sự phân phối tiếp theo. Bạn không cần đặt giấy phép này cho toàn bộ website của bạn, chỉ cần viết "Bài viết này sử dụng giấy phép ... ".
    - Bạn không được xuất bản bài viết này cho mục đích thương mại - nôm na là đưa lên báo giấy để lấy nhuận bút (nhưng được sử dụng các ý của chúng mà bạn hiểu được để viết một bài tương tự để lấy nhuận bút ^^) - còn nếu muốn điều đó thì lại hỏi lại một lần nữa, và có thể tôi sẽ xin lại bạn 5-10% nhuận bút của bạn đấy :))
    ...
    (Giấy phép này hơi lằng nhằng, phức tạp một chút, nhưng mà nó đảm bảo khuyến khích những người đóng góp tri thức bằng cách ghi danh họ, do đó bạn thông cảm vì những sự "lằng nhằng" này)
    Chào bạn và chúc bạn luôn thành công hơn!

    Trả lờiXóa
  5. chà.. bài viết sâu sắc ...
    cảm ơn bạn !

    Trả lờiXóa
  6. @min LVT:
    Chào bạn!

    Bài này mình viết năm ngoái, có lẽ sang năm nay sau khi có thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết thì thấy cần sửa chữa lại một số, nhưng giờ thì mình chưa có thời gian sửa lại được :(

    Cám ơn bạn đã động viên!

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh22:12 17/2/10

    thì cứ lấy bài viết .cuối bài viết gi thêm tên tác giả là đc chứ gì

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết chi tiết lắm, phát huy nhé!


    Sign: Kiếm tiền với 20dollar2surf - đăng kí http://en.20dollars2surf.com/?ref=126713 cài đặt cashbar và chạy kiếm 20$ mỗi tháng

    Trả lờiXóa
  9. Mời mọi người đến Blog Phim có hàng ngàn phim HDRIP DVDRIP chất lượng cao và nhiều DVD nhạc bé xuân mai (hàng hiếm) và các DVD học anh văn tốt nhất hiện nay ...

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết rất hay
    http://caulacboib.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  11. Mặc dù thời kỳ bùng nổ của các công ty dotcom đã qua,nhưng cơ hội kiếm tiền qua mạng Internet vẫn còn rất tiềm năng. Vấn đề là bạn phải biết tìm cơ hội đó ở đâu. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, các bạn mới khởi nghiệp nên tìm cho mình thị trường khe để tạo ưu thế cạnh tranh khác biệt so với các dịch vụ mà những nhà tiên phong đang chiếm lĩnh.
    Ví dụ: TƯ VẤN QUA MẠNG
    Nếu bạn có nền tảng kiến thức,kinh nghiệm sâu rộng ở một lĩnh vực nào đó ( Luật,môi giới chứng khoán, Bất động sản, tài chính, bảo hiểm, MLM-tiếp thị đa cấp,......) bạn hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn này qua mạng Internet. Với nhiều ưu thế về mạng lưới tiếp thị,Marketing lan truyền nhanh chóng như hiện nay,hệ thống kinh doanh của riêng bạn có nhiều cơ hội mở rộng và liên kết với nhiều khách hàng,đối tác hơn các kênh tư vấn truyền thống. Đặc biệt ở thị trường Việt Nam, cơ hội kinh doanh dịch vụ có rất mới mẻ,và đó chính là cơ hội lý tưởng cho bạn khởi nghiệp.
    _Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng các phương thức,kỹ năng Marketing và kinh doanh trên mạng Internet [ Đặc biệt hỗ trợ hình thức kinh doanh dịch vụ môi giới tài chính]. Blog" Cộng đồng môi giới IB -IbBlog" được thành lập nhằm mang đến nguồn thông tin,kiến thức liên quan đến kỹ năng kinh doanh sản phẩm,dịch vụ qua mạng Internet.
    Các thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy,được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế của các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử thành công trong và ngoài nước.Qua đó,các bạn có thể thu thập thông tin và định hướng mô hình kinh doanh cho riêng mình.
    Blog >> www.Ibclub.tk

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh15:47 2/3/11

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Làm sao để tạo được các favicon như của bạn thế minhlinh.

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh15:48 30/6/11

    tôi đã kiếm được rồi
    Mời các bác vào đây
    http://satavina.com/Register.aspx?hrYmail=khuyennd@yahoo.com&hrID=37076

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh15:49 30/6/11

    Kiếm tiền onliene trên mạng Việt nam
    http://satavina.com/Register.aspx?hrYmail=khuyennd@yahoo.com&hrID=37076
    http://satavina.com/Register.aspx?hrYmail=khuyennd@yahoo.com&hrID=37076
    http://satavina.com/Register.aspx?hrYmail=khuyennd@yahoo.com&hrID=37076

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh13:55 25/1/12

    Mấy trang dứơi đây ửua mình làm rất bài bản mà đăng ký GA mãi chẳng dc ! Chán ! Anh em xem rồi cho ý kiến để mình khắc phục nhé ! Thank !
    - http://bestsellingtv.blogspot.com chuyên về TV, các loại TV.
    - http://ebestselling.info các loại đồ điện tử, sách, phần mềm...
    - http://cachlamtotnhat.blogspot.com Hướng dẫn cách làm tốt nhất trênômị lĩnh vực.
    - http://vuichiase.tk Phim gì cung có
    - http://sharemoviesfree.blogspot.com Cung về Phim nhung chuyên phim Youtube.
    - http://film3x.info Cung lại trang phim nhung dang xây dựng.

    Trả lờiXóa
  17. Toàn chơi Blogspot không thôi thì khó lắm, mở hẳn website riêng rồi chơi GA đi may ra mới có hiệu quả

    Trả lờiXóa
  18. Mình chơi GG AFF site giờ ngon đã pass acc GA , đã có pin . GA ko quá khó đăng ký đâu các bạn :D Tự làm 1 con là chuẩn nhất đấy !

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh sự góp ý của bạn cho blog!
- Nếu bạn không có các tài khoản để nhắn tin/bình luận bạn có thể chọn trong "Nhận xét với tư cách" với tài khoản "Ẩn danh" (Anonymous).
- Blog còn có các entry/bài viết khác mà bạn có thể xem qua, chúng được liệt kê tại entry Mục lục.

Cám ơn bạn đã đọc blog! Chúc bạn tìm được nhiều bài viết hay và hữu ích cho mình!